Phần 5 chương 93

23 0 0
                                    

Chương 93. Đêm thứ ba: Rắn chúa.
Editor: EarlPanda. Nghỉ 1 thời gian ôn thi. ..*****.

"Một bầy rắn có tập tính xã hội."

Ngay tức khắc, trong đầu tôi lóe lên một câu như vậy, đồng thời cũng nhớ đến một câu ngày hôm qua Bàn Tử thuận miệng nói. Anh ta nói, hành động của lũ rắn này rất giống một đàn kiến, ở đây rất có thể có một con rắn chúa.

Tôi lúc đó còn cho rằng giả thuyết này là không thể, hành vi hợp tác của lũ rắn này cùng lắm cũng chỉ là một biểu hiện của bản năng quần thể giống như bầy kền kền tranh ăn vậy, thật không ngờ, ra đến đây lại gặp bức phù điêu như vậy, đây quả thực là một mô hình động vật mang tập tính xã hội.

Lũ rắn mào gà nhỏ màu đỏ này, chính là "rắn thợ" trong mô hình xã hội của loài côn trùng có tập tính xã hội, số lượng đông đảo, còn con rắn hoa, chính là "rắn đực", kích thước lớn, số lượng ít, còn con rắn to tướng như con rồng này, chính là con "rắn chúa" mà Bàn Tử nói, một con rắn chúa duy nhất. Từ bức phù điêu này có thể thấy, con rắn chúa thực sự quá khổng lồ, rắn đực không thể nào giao phối với nó một cách suôn sẻ được, cho nên mới cần rất nhiều rắn mào gà đến giúp đỡ. Hơn nữa, theo quy luật tự nhiên, con rắn chúa to đến vậy, chỉ e cũng không thể chuyển động gì được, quả thực cần người khác đến giúp giao phối, giống như một con lợn cái được nuôi đến to tướng.

Lẽ nào, ở sâu trong biển cây cối rậm rạp này, quả thực có một con rắn to đến vậy ư?

Tôi có chút am hiểu về lịch sử loài rắn, trong trí nhớ của tôi, trong những câu chuyện về rắn khổng lồ, con to nhất là ở trong rừng rậm nhiệt đới Brazil, có người tuyên bố rằng mình đã từng nhìn thấy một con trăn anaconda xanh dài đến 50 mét. Loài rắn không giống loài người, nó không có tuổi thọ cố định, thông thường rắn sẽ phát triển dài ra đến mức nó không thể săn mồi được nữa thì khi ấy tự nhiên sẽ chết đi, nhưng trong trường hợp nguồn thức ăn dồi dào phong phú, rắn vẫn có thể tiếp tục dài ra nữa, những con rắn khổng lồ đó quả thực chính là thần của khu rừng. Có điều, cho dù là vậy, những con rắn đó lúc chết đi cùng lắm cũng chỉ khoảng 100 tuổi, mà bức phù điêu này thì có từ rất lâu rồi, ít nhất cũng phải ba, bốn nghìn năm, nếu ở đây quả thực có rắn chúa như thế thì chắc cũng đã chết lâu rồi.

Hơn nữa, kích thước to lớn đến vậy, nếu như nó thực sự tồn tại thì cũng phải sinh sống trong nước, ao đầm nơi này hiển nhiên không đủ sức chứa nó.

Tôi nhìn mà có hơi ngẩn ra. Nếu như nhìn thấy mấy phù điêu này trong bảo tàng, chúng tôi còn có thể cho rằng đây là thần thoại do cổ nhân phóng đại mà nên. Nhưng chúng tôi đang ở đây, từng gặp phải lũ rắn độc, hơn nữa, lại còn tận mắt chứng kiến hành động kỳ quái của chúng, như vậy, rất có khả năng nội dung bức phù điêu này là thực. Có lẽ đây là một phát hiện lớn về mặt sinh vật học, lịch sử học, khảo cổ học, thậm chí là cả xã hội học.

Nội dung bức phù điêu này quả thực khiến chúng tôi không thể quên được, hành động quỷ dị của loài rắn này rốt cuộc là làm sao mà tiến hóa ra được? Tại sao lại hoàn toàn khác biệt với các loài rắn khác vậy? Tôi có cảm giác, đằng sau đó nhất định phải có nguyên nhân sâu xa hơn nữa. Những nguyên nhân này chắc chắn có liên quan đến lịch sử nước Tây Vương Mẫu.

Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc (Phần 5 - Phần 8)Where stories live. Discover now