18. Thảo luận

27 1 0
                                    

Một số rất ít người tìm thấy những giá trị áp dụng thực tiễn của Jung vào bối cảnh tâm lý. Chỉ có những nhà văn, nghệ sỹ, nhạc sĩ, các nhà làm phim, các nhà thần học, các giáo sĩ, sinh viên thần thoại học và một số nhà tâm lý là những người tìm đến những tư tưởng của ông. Nói chung họ là những người có hứng thú trong sáng tạo về đời sống tâm linh, những hiện tượng tâm lý, về vũ trụ học, hoặc những ai tìm thấy ở ông một trái tim nhân hậu.

Các nhà khoa học, bao gồm cả một số nhà tâm lý có những bất đồng khá rõ nét đối với Jung. Không phải chỉ vì ông đề xướng khái niệm hướng thiện mà ông còn đi sâu hơn vào địa hạt huyền bí và về những sự liên hệ thiêng liêng của khái niệm cơ duyên. Nhất là việc ông đề xướng cõi vô thức, một đại lượng vốn không thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm. Ngoài ra khái niệm vô thức tập thể được ông đề xuất là một đại lượng không bao giờ được thẩm định qua khung ý thức. Hơn nữa Jung còn là người đã chọn con đường đi ngược lại với những nhà học thuyết theo trường phái lý luận phân tích: Jung đã bắt đầu lý giải ở tầng thấp nhất là tâm lý và sinh lý rồi sau đó tổng hợp vào tầng cao nhất là đời sống tâm linh tinh thần.

Ngay cả những nhà tâm lý chú ý đến hiện tượng hướng thiện (teleology) của ông và những người đi theo trường phái lý luận tổng hợp cũng không hoàn toàn tìm thấy Jung sự thuyết phục. Giống Freud, Jung muốn gộp tất cả mọi sự vào học thuyết của mình. Vì thế ông đã chừa ra quá ít khoảng trống cho những ngoại lệ (những điều ngoài sự cố, tai nạn, những trường hợp hoàn cảnh đặc trưng bất ngờ…). Nhân cách vì thế đã được giải thích quá rộng theo chủ thuyết của Jung.

C. George Boeree (2006) cho rằng chỉ có những học sinh tìm thấy sự hấp dẫn của học thuyết này. Nhiều người khi đối điện với thực tế xã hội đã co cụm trốn tránh vào tháp ngà ảo tưởng. Nhiều người đã thối chí, chạy đi tìm những hướng giải quyết mang đậm tính trừu tượng, siêu nhiên, tôn giáo, và những điều lẩn quẩn khác. Những chỉ trích này tuy nhiên vẫn không thể phá hủy được những nền tảng đóng góp của ông – người đã tạo ra những thế hệ mới cẩn thận hơn trong việc tìm đến với học thuyết này.

Học thuyết nhân cách biểu tượng - Carl JungNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ