Bất cứ ai muốn hiểu thấu được tâm thức của con người cần phải tránh xa tâm lý thực nghiệm. Anh ta cần phải từ bỏ khoa học, cởi chiếc áo hàn lâm, chia tay với nghiên cứu của mình, sau đó anh ta cần rong ruổi khắp thế giới. Anh ta cần đi tìm từ bên trong thế giới trái tim của con người.
Rồi trải qua những nỗi sợ hãi trong nhà tù trong những nhà thương điên và nơi những quán rượu, trong nhà thổ, cả những sòng bạc sát phạt nhau, trong những thẩm mỹ viện làm đẹp, thị trường chứng khoán, các cuộc hội thảo, các nhà thờ, những cuộc đấu khẩu, những nhóm tôn giáo quá khích, trong tình yêu và cả những hận thù, trong những đam mê dưới nhiều chiều kích của cơ thể con người. Chỉ có như thế anh ta mới tìm thấy những kiến thức thực tế và phong phú hơn rất nhiều so với những cuốn sách dày cộm. Và như thế anh ta sẽ biết cách chữa bệnh với những kinh nghiệm thực tế bằng chính lương tâm của con người. (Carl Jung)
Thầy của Carl Jung là Freud đã cho rằng mục đích của tư liệu là đem những gì nhức nhối trong cõi vô thức lên trên bề mặt của ý thức Freud nhất định đã hoàn thành mục đích ấy của mình như một nhà học thuyết tâm lý.
Chính Freud đã khiến cho mọi người nhìn thấy chân dung của vô thức như một khu vực chẳng mấy gì thanh cao. Theo Freud thì vô thức không khác gì một lò nung những xung động dục năng, chất chứa những dục vọng khát khao và những điều xấu xa nhỏ mọn, là nơi chôn cất những vết thương đau đớn của quá khứ, vốn lâu lâu vẫn quay trở lại để ám ảnh đời sống của con người. Và như thế, theo C George Boeree (2006) thì Carl Jung lại hoàn toàn trái ngược với thầy của mình là Freud. Carl đã không muốn đem những điều vô thức xấu xa ấy lên bề mặt ý thức.