Thử tưởng tượng tôi được cô Lý sắp xếp một cái hẹn với Trịnh Vi, và Trịnh Vi hỏi "Anh có thích nước Mỹ không". Thì tôi sẽ không ngại ngần trả lời "Có".Đúng là dạo này tôi đang rất thích nước Mỹ, tôi biết nước Mỹ qua mạng internet: Đầu tiên là những video của duhocsinhmy, sau đó là những bài viết của Alan Phan, và rất nhiều những phim truyền hình hấp dẫn của Mỹ nữa. Tôi tưởng tượng ra nước Mỹ là nước của những điều mới, của sự tự do và công bằng, thông minh và chuyên nghiệp. Thế nhưng thật nực cười nếu mà tôi nói những lý do đấy trong cuộc hẹn giả tưởng với Trịnh Vi kia. Vì những điều tôi nói đến đều liên quan đến sự nghiệp và Trịnh Vi chả quan tâm đến sự nghiệp. Tân Di Ổ cũng nói là với con gái tình yêu là tất cả, đối với con trai thì tình yêu chỉ là một phần. Tạm không bàn đến nhận định này, tôi nói một chút về các chi tiết trong chuyện. Đầu tiên là về những tình tiết xoay quanh nhân vật chính. Nhân vật Trịnh Vi và Trần Chính Hiếu được xây dựng rõ nét nhất. Một tiểu thư vô lo vô nghĩ sống hết mình như Trịnh Vi gặp một người trầm mặc luôn nghĩ đến sự nghiệp như Trần Chính Hiếu thật là một sự trớ trêu và điều này tạo nên đặc sắc của truyện. Tình yêu của cả 2 là do Trịnh Vi vun đắp và Trần Chính Hiếu phá dần dần.Các chi tiết trễ hẹn và những khúc mắc không nói ra của Trần Chính Hiếu chính là những tổn thương với Trịnh Vi. Những lúc đấy, Trịnh Vi vẫn tràn đầy tình cảm với Trần Chính Hiếu, sẽ vẫn không sao nếu không có cái cách lựa chọn ra đi bất ngờ của Trần Chính Hiếu, và nó như giọt nước làm tràn ly. Người ta thường nói sau khi chia tay, lâu dần người con gái sẽ không còn cảm giác gì nữa, còn người con trai sẽ nảy sinh hối hận luyến tiếc. Tôi cảm thấy Trịnh Vi đã nếm đủ hương vị đắng cay ngọt bùi trong cuộc tình này nên đã dứt bỏ được, còn Trần Chính Hiếu thì mãi sau khi quay trở về từ Mỹ mới cảm thấy vị đắng. Tuy nhiên tôi nghĩ vị đắng mà Trần Chính Hiếu cảm thấy là do mâu thuẫn bản thân của Trần Chính Hiếu. Trịnh Vi có câu nói rất hay:"Đã đi rồi sao còn quay lại?" Có lẽ Trần Chính Hiếu không hiểu được những cảm giác mà mình mang lại cho Trịnh Vi sau khi quyết định ra đi. Cho đến lúc Trịnh Vi sắp cưới, Trần Chính Hiếu vẫn không hiểu được điều này. Nghĩ lại từ đầu, Trần Chính Hiếu nhận được tình yêu của Trịnh Vi mà không mất công sức nào, yêu Trịnh Vi vì những cảm giác mà Trịnh Vi mang lại, rời bỏ Trịnh Vi vì "yêu bản thân trước tiên" và cuối cùng quay trở lại và muốn nối lại tình xưa. Khá hời hợt và vô trách nhiệm. Khác hẳn với Lâm Tĩnh, Lâm Tĩnh trưởng thành hơn trong tình yêu, biết lỗi lầm của mình và biết sửa lỗi. Những bù đắp của Lâm Tĩnh rất tuyệt và làm Trịnh Vi đón nhận từ từ và quay về với Lâm Tĩnh lúc nào không biết.Có thể coi Lâm Tĩnh đã thắng trong việc chiếm được tình cảm sau cùng của Trịnh Vi. Tuy nhiên nếu đổi Lâm Tĩnh vào hoàn cảnh của Trần Chính Hiếu thì chắc cũng không khá hơn gì. . Có thể coi việc gặp Trịnh Vi làm cho đời sống tinh thân của Trần Chính Hiếu bị đảo lộn và cuối cùng tạo nên kết cục như thế này và Trịnh Vi cũng không hiểu điều này ở Trần Chính Hiếu. Cuộc cạnh tranh giữa Trần Chính Hiếu và Lâm Tĩnh có sự chênh lệch là do yếu tố môi trường. Rõ ràng là Trần Chính Hiếu "bị ép lớn lên" và những thiếu thốn về môi trường làm cho Trần Chính Hiếu phát triển mất cân bằng và thiếu thốn về đời sống tinh thần. Dù rằng cả 2 người đều sang Mỹ nhưng tính chất khác hẳn nhau. Những lý do đều có thể hiểu được. Tôi cũng có hoàn cảnh khá giống Trần Chính Hiếu nên tôi cũng thấy rất e ngại khi bước vào một mối tính. Mọi người hay bảo tôi thiên về lý trí quá. Nhưng chỉ những người trong hoàn cảnh như thế mới hiểu. Nếu bạn yêu một người con gái, bạn có muốn che chở cô ấy suốt cuộc đời? Dĩ nhiên. Thế nhưng bạn đang có gì? Chưa có gì. Nếu cô ấy sẵn sàng cùng bạn vượt qua khó khăn, thì hương vị tình yêu sau những chuỗi ngày vượt qua khó khăn lại thấy khó khăn có còn như ngày đầu? Và bạn có thể giữ cho bàn tay cô ây mãi mềm mại như thế được không? ... Đây là những câu hỏi khó, thường thường những người khuyên tôi chưa bao giờ nghĩ về tương lai của họ sau 10 15 năm hay xa hơn nữa, nên không hiểu được là đương nhiên.Thử tưởng tượng nếu Trần Chính Hiếu mang những câu hỏi đấy hỏi Trịnh Vi, tôi cá rằng Trịnh Vi sẽ không ngần ngại theo Trần Chính Hiếu vượt qua khó khăn. Với tính cách của Trịnh Vi thì cả 2 sẽ vượt qua được khó khăn, tuy nhiên với tính cách của Trần Chính Hiếu thì ngay cả cơ hội trả lời cũng không cho Trịnh Vi vì đây là nỗi lòng lớn nhất của Trần Chính Hiếu.Nếu mang trường hợp của Trần Chính Hiếu vào đời thực, không biết tôi có tìm được Trịnh Vi của mình không nữa, tại vì môi trường học tập trong truyện khá lý tưởng, tính cách của Trịnh Vi cũng lý tưởng nữa, nên mang ra ngoài tìm được người như Trịnh Vi hiếm lắm. Nghĩ đến những chi tiết này, tôi lại nhớ đến tác giả của cuốn sách "Dạy con làm giàu", tác giả kết hôn khi trong người không có 1 xu, 2 người chấp nhận sống tạm bợ một thời gian trong khi cả 2 đều có những tố chất và kiến thức đủ để kiếm một công việc tốt, cuối cùng vượt qua nhiều khó khăn đã đi đến đc sự tự do về tài chính. Tôi tự hỏi: những người có tố chất như vợ của tác giả trên ( dù chỉ một phần ) có phải rất hiếm? Điều thứ hai tôi muốn nói là cách sắp xếp chi tiết của Tân Di Ổ rất là tuyệt vời. Đọc "Anh có thích nước Mỹ không?" tôi thấy bóng dáng của "Anh sẽ đợi em trong hồi ức" và một vài chi tiết sau đoạn kết của truyện đó. Tôi cảm thấy logic và lôi cuốn vì sự đan xen chi tiết đấy. Nếu theo quan điểm marketing, Tân Di Ổ đã làm rất tốt việc pr cho những sản phẩm khác của mình. Sau khi đọc xong tác phẩm thứ 2 của mình, độc giả sẽ bị thôi thúc để đọc những tác phẩm tiếp theo để xem những tình huống "ngoại truyện" cũng như thưởng thức thêm những tác phẩm giàu ý nghĩa của ngòi bút này.
YOU ARE READING
Tổng hợp Review "Anh có thích nước Mỹ không"
Historia CortaTổng hợp Review "Anh có thích nước Mỹ không"