Chương 3: Thời Gian Vùi Chôn Ký Ức (2)

960 22 2
                                    

Đầu năm 1987, cơn rét đổ xuống phía nam, đụng độ với luồng khí nóng từ duyên hải tràn vào, tạo thành thời tiết hồi Nam ở các thành phố miền Nam.

Trời chưa sáng Hứa Hàm đã mở mắt, hất mở tấm chăn ẩm mốc, lay ông lão bên cạnh thức dậy. Ông chính là ông lạo đã cõng cô vào trong thành phố xin ăn khi cô bị con chó mực cắn bị thương, ông họ Mã, các ăn mày khác đều gọi ông là Già Mã. Lúc đó Lão Mã nhân lúc Hứa Hàm còn chút hơi tàn, suốt ngày đưa cô đến những nơi đông người để xin ăn. Có một lần gặp phải cảnh sát, các sinh viên trên phố bắt đầu bỏ chạy tán loạn, Già Mã cũng chạy, gói ghém đồ đạc rồi chạy, chỉ bọ lại đứa "cháu nội" sống sờ sờ là Hứa Hàm. Hứa Hàm nằm yên bất động trên mặt đất, cô không động nổi. Có người đạp qua người cô, có bàn dẫm lên cánh tay cô, nhưng vẫn chưa đạp chết cô. Cô thoi thóp với hơi thở cuối cùng đó, mở to mắt, nhìn bày trời trong xanh và con người màu đen.

Sau đó cảnh sát đã đi xa, đám sinh viên đã chạy sạch, Già Mã quay trở lại.

"Nhóc còn, vẫn còn thở à?" Ông ngồi xuống bên cạnh cô, trong tay cầm một miếng bánh, vừa đánh giá dáng vẻ bán sống bán chết của cô, vừa há to miệng ngấu nghiến bánh. Vụn nhân trong bánh rơi, đập lên mặt Hứa Hàm, lại rơi xuống mặt đường trải nhựa. Hứa Hàm không rên lấy một tiếng.

Già Mã nuốt xong cái bánh, nhặt chỗ vụn nhân đậu xanh lớn có nhỏ có, nhét vào trong miệng đang hé mở của Hứa Hàm.

Từ đó về sau, mỗi lần ông mua bánh về, đều chia cho cô một mẩu nhỏ. Ông thích ăn bánh có nhân, nhân bắp cải.

Vết thương trên cánh tay của Hứa Hàm ngày một tốt hơn. Cô không chết, Già Mã vẫn dẫn cô đi khắp nơi xin ăn. Ông vẽ mụt nhọt lên cánh hai cánh tay gầy gò của cô, bôi tro than lên mặt cô. Ra đến ven đường, ông liền bảo cô quỳ bên cạnh ông, bản thân ông cũng quỳ xuống, lau nước mắt với cái chén sắt cũ nát.

Già Mã bị chột, chân hơi thọt, nhỏ thó gầy gò, một năm bốn mùa mặc chiếc áo khoác quân đội rách rưới bốc mùi. Ông nói mình từng đánh trận, mắt bị đạn bắn mù, áo khoác quân đội cũng là từng ra chiến trường có được. Hứa Hàm không tin ông ta. Cô biết chiếc áo khoác quân đội đó lục được trong thùng rác ở sân sau ủy ban kế hoạch hóa gia đình, giống như tấm chăn đắp trên người hai người họ vậy. Còn con mắt kia của ông vì sao lại mù, Hứa Hàm không biết. Nhưng chột cũng có cái hay: Một ông lão bị chột dẫn theo cô cháu gái nổi nhọt khắp người, không cần phải thêu dệt câu chuyện gì, chỉ quỳ ở đó, lau hai giọt nước mắt, đã có tiền leng keng nhảy vào trong chiếc chén sắt rồi.

Ban ngày họ đi ăn xin, đến tối ngủ ở trạm xe lửa, trời chưa sáng liền mò mẫm vào trong sân của ủy ban kế hoạch hóa gia đình để nhặt rác. Có một lần trong lúc trèo tường Hứa Hám trượt chân, bị bắt lại rồi xem thành trộm mà đánh một trận. Tối hôm sau, Già Mã liền dẫn cô đi trộm sạch tiền trong phòng của cán bộ. Chắc đó đều là tiền phạt thu được, Già Mã đếm đến run cả tay.

Đêm đó trước khi lẻn vào sân, Già Mã đã hung hăng nhổ một bãi đờm lên tấm biểu ngữ "kết hoạch sinh đẻ tốt, Chính phủ sẽ dưỡng lão" treo trên tường.

Rất lâu sau này Hứa Hàm mới biết, thật ra ông không biết chữ.

Già Mã trộm được tiền, vẫn ăn bánh bao nhân cải, vẫn ngủ ở trạm xe lửa.

Không ai nghe tin ủy ban kế hoạch hóa gia đình bị mất trộm, những cán bộ lớn nhỏ kia vẫn bận rộn như cũ, ghế chẳng kịp ngồi ấm mông. Hứa Hàm và Già Mã không đến sân sau của họ lần nào nữa.

Ban đêm Già Mã luôn để Hứa Hàm lại trạm xe lửa, một mình không biết đi đâu, đến nửa đêm nửa hôm mới về. Hứa Hàm từng lén đi theo, thấy ông ngồi xổm sau bụi cây trong công viên, tay run run cầm một tờ giấy mỏng tanh, dùng ngón tay thô đen ấn lên một bên cánh mũi, hít thứ bộ màu trắng trên tờ giấy vào trong mũi.

Mấy ngày sau, Già Mã không chạy đến công viên nữa. Ông lại chạy đến hội chợ ở Cầu Tây, liên tục hai ngày cũng không thấy bóng dáng.

Ngày thứ ba, hai người đàn ông khiêng ông trở lại trạm xe lửa. Ông bị đánh đến mặt mũi bầm dập, ngã lăn ra đất, vẫn còn đang run rẩy, kéo chặt ống quần của một trong hai người kia, nước bọt chảy từ trong miệng ra, ấp a ấp úng nói gì đó. Hứa Hàm nghe rõ, ông đang nói "Cho tôi thêm một chút nữa".

"Đây là ông nội của mày?" Người kia đạp lên đầu ông, ngẩng đầu nhìn Hứa Hàm đang co chân ngồi trong góc tường, giọng nói đặc giọng Đông Bắc, "Ông ta nợ tiền bọn tao. Mày có không?"

Hứa Hàm nhìn họ, không lên tiếng.

Một người khác đạp lên đầu Già Mã, đạp nó xuống mặt nền xi măng, dùng sức dụi.

Hứa Hàm nhìn Già Mã. Bàn tay tóm chặt ống quần của người kia đã rũ xuống, không phát ra tiếng nữa.

Người kia nhấc chân, định đạp tiếp.

Cô nói: "Tôi có." Sau đó cởi giày, lấy vài tờ tiền từ trong giày ra.

Đợi hai người kia đi rồi, Hứa Hàm mới đứng dậy, kéo cánh tay của Già Mã, lôi ông đến chân tường.

Trán ông đã rách một mảng lớn, mũi cũng bị đạp đến bê bết máu, sắt mặt đỏ bừng, nhưng mắt vẫn trừng lớn, như muốn nhìn rõ cả thế giới. Hứa Hàm lấy ống tay áo lau máu trên người ông, ông trừng mắt nhìn cô, há miệng nói: Nhóc con, mày biết nói. Mày không bị câm."

"Tôi biết." Cô rũ mắt xuống, "Tên tôi không phải nhóc con, tên tôi là Hứa Hàm."

------
Chú thích: 
** Hồi Nam: là hiện tượng thời tiết trời bắt đầu ấm dần, độ ẩm trong không khí cũng bắt đầu tăng lên vào mùa xuân hàng năm. 

Giây Thứ 12 - SunnessNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ