2

14 0 0
                                    

Tôi sinh ra trong gia đình không mấy giàu có, thuộc loại bình thường trong vùng quê nọ. Cuộc sống của tôi hết sức bình thường như bao người khác, có một gia đình đầm ấm, sống trong sự nuông chiều của người thân, gia đình tôi có bốn người : Bố, mẹ, tôi và chị gái.

Năm tôi năm tuổi, tôi chỉ nhớ mình là một cô bé hết sức nghịch ngợm, ngoài việc đi học lớp mẫu giáo từ sáng và ra về vào chiều, tôi là đứa không kén ăn, gì ăn thấy vừa miệng là được, không cần biết nó bao nhiêu tiền, làm từ cái gì. Tôi tự nhận bản thân là đứa phá hoại, vì lúc đó tôi đã vì một bức tranh mà hại mẹ tốn bao nhiêu tiền mua màu sáp, số băng đĩa của ba đã hỏng hết vì tôi tiện tay di di xuống sàn nhà mà xước hết sạch. Thứ gì của tôi cũng tốn hơn những đứa trẻ cùng lứa khác, từ quần áo, sách vở, đồ ăn. Lên lớp một là lúc tôi bước vào một môi trường hoàn toàn mới lạ, nó không như mẫu giáo, không có xích đu, nhà bóng, cầu trượt... Mọi thứ đối với tôi xa vời đến không tưởng. Tôi còn nhớ như in, hôm đó ánh nắng dìu dịu của mùa Thu đã tỏa khắp sân trường, tôi tạm biệt trường mẫu giáo thân yêu để tiến vào lớp một. Tôi chẳng giống những nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn, chẳng hề rụt rè khi đứng trước cảnh lạ, trường lớp mới. Chắc có lẽ nhà tôi gần trường cấp một và có chơi với chị hàng xóm đang học ở đó nên đối với tôi, tất cả rất đỗi thân quen.

Tôi nhớ một lần khi làm bài kiểm tra toán hồi lớp một, tôi loay hoay mãi không biết đáp số của phép tính : "1+0=?"

Sau đó nộp bài, tôi ghi kết quả là "0". Lúc đó tôi cảm thấy mình ngốc nhếch đến hờ hệch. Trách sao được? khả năng tư duy, trí thông minh và tốc độ phản xạ của nhiều đứa trẻ là bẩm sinh, số còn lại là rèn luyện. Ngoài việc lên lớp, tôi là cô bé rất thích đi chợ, đi chơi và chơi búp bê. Có lần, tôi vì muốn mua búp bê đã lấy trộm tiền của mẹ. Đúng là tuổi trẻ, ta có thể làm những việc mà khi lớn lên chẳng thể nào giải thích được. Tại sao tôi phải lấy tiền để mua một thứ mà chẳng có ích lợi? 

Quê tôi là nơi thanh bình, buổi sáng sớm tinh mơ có thể chạy ra sân để đón những tia nắng mặt trời ấm áp đầu tiên của một ngày, tuổi tối thì có thể nhìn qua cửa sổ từng ngôi sao trên màn đêm yên tĩnh. Tôi tự hào khi sinh ra ở đây, vùng quê đã theo tôi, nuôi tôi lớn từ thuở lọt lòng, vùng quê đã cho tôi biết thế nào là sự vui sướng khi ở đất mẹ. Hồi bé xảy ra rất nhiều chuyện khiến tôi chẳng thể nhớ hết.

Năm lên cấp hai, việc học của tôi ở tiểu học căn bản cũng chẳng phải quá tốt, năm năm học, ba năm học sinh giỏi, hai năm tiên tiến, tôi chẳng có tài lẻ hay thành tích gì nổi bật. Lớp sáu cũng vậy, hờ hệch trong môi trường học xa lạ, nó hoàn toàn khác với tiểu học, tôi bắt đầu phải làm quen với mọi thứ, kiểm tra miệng, kiểm tra mười lăm phút, và sự hà khắc của giáo viên bậc trung học cơ sở...

Việc tôi nhớ mãi là kì hai năm lớp sáu, qua một tay nạn, tôi đã gãy mất cánh tay phải, khiến tôi băng bó mấy tháng trời, bỏ lỡ nhiều bài học và cũng do quá ỷ lại vào cái lý do gãy tay kia mà học hành xuống dốc, thi học kì môn văn được năm điểm là điều khiến tôi xấu hổ nhất ở một học sinh có tiếng là chăm giơ tay phát biểu, xây dựng bài, nói bộc bạch ra là giỏi văn trong lớp. Hồi lớp sáu tôi chỉ đứng thứ mười lớp với điểm tổng kết không cao cũng không quá thấp.

Lên lớp bảy lại khác, tôi bắt đầu đọc sách nhiều lên, học bài đầy đủ hơn và chăm chú nghe giảng nữa, hay cũng một phần vì do may mắn mà tôi đứng nhất lớp với điểm tổng kết hơn chín phẩy. Lớp tám, tôi học hành vẫn vậy, nhưng tôi hiểu được ra nhiều điều hơn, đó là điểm số không quan trọng bằng kiến thức, tư duy và nhận thức xã hội, hồi lớp bảy tôi có thể buồn cả một ngày vì ăn điểm tám, nhưng lớp tám, dù được điểm bốn tôi vẫn thấy trong người thoải mái cực kì, không quan trọng hóa mọi việc nữa, tôi cảm thấy mỗi lần điểm kém là một bài học rút ra cho bản thân thật nhiều. Từ đó, sách trở thành người bạn không thể thiếu của tôi.




Tuổi trẻ nhiệt huyết - Thời niên thiếu của tôiWhere stories live. Discover now