Triều Lê Sơ

337 3 0
                                    

Lê Thái Tổ (1428-1433) (Lê Lợi)

Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê ở Lam Sơn – Thanh Hóa là Lê Hối. Vốn là một người chất phác, hiền hậu, ít nói nhưng cụ lại là người hiểu biết sâu xa có thể đoán biết sự việc từ lúc còn chưa hình thành. Lúc đầu gia đình cụ sống ở thôn Như Áng, chuyên làm ruộng và sống khá phong lưu. Một hôm cụ đi dạo chơi trong rừng, thấy có rất nhiều chim tụ họp và bay lượn vòng quanh núi Lam Sơn. Biết đó là nơi đất lành chim đậu, cụ liền dọn nhà đến ở đấy. Sau ba năm khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy, cơ nghiệp nhà cụ ngày càng phồn thịnh. Đến đời ông nội rồi đời cha của Lê Lợi cũng tiếp nối và phát triển được cơ nghiệp của tiền nhân. Người cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người có chí khí và hào hiệp, thường nuôi dưỡng tân khách, thương yêu dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn khó khăn, vì thế cả vùng đều kính phục cụ.

Lê Lợi sinh ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (10 tháng 9 năm 1385) là con trai thứ ba và cũng là con út trong nhà. Ngay từ khi còn rất trẻ, Lê Lợi đă tỏ ra là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người. Vẻ người ông đẹp tươi hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai tả có 7 nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chuông. Cả nhà đặt hi vọng vào người con trai út này, còn các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường. Truyền thuyết kể rằng:

Lớn lên Lê Lợi làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng biểu hiện chỉ cho ngôi huyệt phát đế vương ở động Chiêu Nghi. Sau đó một người phường chài là Lê Thận bắt được một lưỡi gươm cũ, khi đưa vào tay Lê Lợi thì thanh gươm không phải mài mà sáng như gươm mới. Trên thanh gươm có khắc hàng chữ triện, Lê Lợi biết là một thanh gươm quí. Hai ngày sau vợ Lê Lợi ra vườn hái rau lại bắt được một quả ấn báu cũng khắc mấy chữ lối triện, trên lưng quả ấn khắc tên họ Lê Lợi. Ngày sau nữa lại bắt được cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, có khắc hình con rồng, con hổ và hai chữ Thanh Thúy, đem lắp vào lưỡi kiếm đă bắt được thì vừa vặn không sai chút nào.

Từ đó ông càng tin rằng vận nước đă được trao vào tay mình, càng chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp nuôi chí và chờ thời vận.

Lúc đó quân Minh đă đánh bại cha con Hồ Quí Ly, bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng, rồi đặt nước ta thành quận huyện. Lê Lợi ngầm có chí khôi phục non sông, nên hạ mình tôn người hiền, bỏ tiền của ra nuôi binh sĩ, chiêu nạp những anh hùng hào kiệt từ khắp nơi. Những hào kiệt thời ấy như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trăi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi đều nối tiếp nhau quy phục, Lê Lợi kính cẩn đón tiếp, cùng bí mật mưu khởi nghĩa.

Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng với những người đồng chí chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nước kêu gọi nhân dân đồng lòng dưới cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Với lực lượng ban đầu không quá 2000 người, cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh, khí giới thì thật tay không, phải đối địch với một quân đội đông đảo có trang bị đầy đủ của giặc, nghĩa quân nhiều lần bị vây khốn. Có lúc lương cạn hàng tuần, thủ lĩnh Lê Lợi phải cho giết cả voi chiến và ngựa của chính mình để nuôi quân. Có lần bị vậy chặt, Lê Lai đă phải đóng giả Bình Định Vương Lê Lợi để mở đường cứu chúa Song với lòng tự tin sắt đá vào vận mệnh của dân tộc, tin việc làm của mình là thuận lòng trời, với sự hợp trí hợp mưu của nhân tài cả nước, nghĩa quân đă vượt qua mọi thử thách để duy Trì và mở rộng địa bàn. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ nằm gai nếm mật, bằng lối đánh lấy ít địch nhiều, cả vây thành và diệt viện, bằng những chiến thắng quyết định ở Chi Lăng-Xương Giang, Cần Trạm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối cùng quân đội Lam Sơn đă buộc giặc Minh trong các thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng.

[FULL] Các Triều Đại Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ