Triều Tây Sơn

168 1 0
                                    

Thái Đức Hoàng Đế (1778-1793)

Quang Trung Nguyễn Huệ (1789-1792)

Nguyễn Huệ sinh năm Quí Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nh́n rõ mọi vật trong đêm tối.

Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.

Đem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tôn phò nhà Lê. Cùng với thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập bên giường ngự mà hỏi thăm yên ủi. Nguyễn Huệ thưa:

– Tôi vốn là kẻ áo vải ở Tây Sơn, nhân thời thế mà nổi dậy. Bệ hạ tuy không cho cơm ăn, áo mặc, nhưng tôi ở cơi xa, bấy lâu vẫn kính mến thánh đức. Bữa nay được nh́n thấy mặt trời, đủ thoả được tấm lòng khao khát. Họ Trịnh vô đạo, hiếp đáp hoàng gia, nên trời mượn tay tôi một trận phá ngay được, ấy là nhờ ở oai đức của bệ hạ.

Vua Lê ôn tồn đáp:

– Ấy là võ công của tướng quân cả, chứ quả nhân nào có tài đức gì! Nguyễn Huệ khiêm tốn thưa:

– Tôi chỉ tôn phò, đau dám kể tới công lợi. Việc ngày nay đă xảy ra như thế thật bởi lòng trời xui nên hết thảy Thế là trời có ý xui bệ hạ chấn kỷ cương, nảy mực, khiến cho trong ấm ngoài êm, tôi đây cũng được ơn nhờ.

Vua Lê sai các cựu thần Trần Công Sáng, Phan Lê Phiêu, Uông Sĩ Điển ra tiếp chủ súy Tây Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này, thiên hạ yên lòng, chợ lại họp, ruộng lại cày, tình hình trong nước dần dần ổn định.

Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính Thiên để Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Cảnh Hưng vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư nhất thống.

Đáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Súy Dực chính phù vận Uy Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:

– Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đăi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hăo, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đă lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!

[FULL] Các Triều Đại Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ