Chương 12. Vì sao các nền văn minh tiền sử biến mất

286 0 1
                                    

Ngày nay chúng ta thường nghĩ rằng đang được sống trong thời đại văn minh nhất của loài người. Nhưng đâu có nghĩ rằng nền văn minh dựa vào than đá, dầu hỏa hoặc khí đốt như chúng ta vẫn sử dụng, có lẽ lại là một nền văn minh bẩn nhất trong lịch sử nhân loại thì đúng hơn.

Bất cứ thứ gì để duy trì sự tồn tại của loài người đều cần đến năng lượng. Ngay cả thứ năng lượng sạch nhất mà chúng ta tự hào: Điện, cũng đều bắt nguồn từ những phá hoại môi trường trầm trọng.

Để có điện, chúng ta phải chặn các dòng sông, xây đập chứa làm ảnh hưởng đến địa tầng trái đất, khiến gây động đất hoặc lũ quét bất ngờ. 

Để có điện, chúng ta phải móc khoáng sản trong lòng đất như than đá, dầu mỏ hoặc khí đốt gây ra những túi trống trong lòng đất và thải khí bẩn ra môi trường. 

Để có điện, chúng ta phải xây các nhà máy hạt nhân rồi lại phải mất công xử lý chất thải này. Không cẩn thận còn gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường trầm trọng.

Đến những loại năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió... chúng ta cũng đâu có coi trọng. Mãi đến bây giờ vẫn chỉ là những dự án trên giấy hoặc xây dựng thực nghiệm.

Chúng ta đẩy nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ diệt chủng vì phá hủy rừng, phá hủy môi trường sống của chúng hoặc làm ô nhiễm sông biển.

Thế mà chúng ta vẫn tự hào là văn minh hơn tiền nhân và khoác cho tiền nhân dăm bộ lông bẩn, đặt hình ảnh họ vào trong hang đá và nói họ là lũ mọi rợ.

Có biết đâu rằng, tiền nhân của chúng ta đã văn minh đến nỗi họ hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên, không thèm dùng các loại năng lượng bẩn này. Bởi vì nếu họ muốn sử dụng thì ngày nay, chúng ta đâu còn dầu hỏa và than đá nữa. Những thứ này, tự nhiên phải mất nhiều trăm triệu năm mới hình thành.

Vậy họ đã văn minh như vậy, tại sao họ lại biến mất kèm theo sự tuyệt chủng bí hiểm của hơn 30 loài động vật lớn trên trái đất như voi Mammoths, hổ răng kiếm, lười khổng lồ...

Một giả thuyết được dựa theo các chứng tích còn sót lại như sau.

Theo các nhà khoa học, khoảng 13.000 năm trước. Trái đất rơi vào thời kỳ băng hà cuối cùng, thời kỳ này kéo dài khoảng 1.500 - 3.000 năm gọi là kỷ Dryas kéo theo khí hậu giảm đột ngột khiến Bắc và Nam Cực bị băng giá bao phủ hoàn toàn. Nhiệt độ toàn trái đất bị giảm xuống 7 độ. Lượng băng đóng ở hai cực có thể dày lên hàng trăm mét.

Điều này đã khiến cho thảm thực vật ở hai cực bị suy giảm kéo theo sự thiếu ăn khiến các loài ăn cỏ khổng lồ tuyệt chủng. Khi các loài ăn cỏ biến mất thì kéo theo đến động vật ăn thịt, bởi vì chúng không kịp thích nghi với biến đổi khí hậu.

Các nghiên cứu đều thấy một kết quả, đó là San Hô có khả năng hút phóng xạ rất cao. Khi thử nghiệm C-14, người ta thấy hóa thạch San Hô đang hàm chứa một lượng phóng xạ từ 1.5 triệu đơn vị nhảy vọt lên 4 triệu đơn vị trong thời gian này. 

Tại các lớp băng cổ còn sót lại ở hai cực, có một lượng lớn các tinh thể thủy tinh (kim cương nhân tạo) lẫn vào băng tuyết. Đây là loại thủy tinh được tạo ra từ bụi cacbon do nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn của các vụ nổ hạt nhân hoặc thiên thạch gây ra.

Thời đại của các đế chế tiền sử (Thoi dai cua cac de che tien su)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ