Chương 15. Câu chuyện huyền sử nước Việt

233 2 1
                                    

Ngày nay, nhiều người Việt Nam ta có nhận thức rằng nguồn gốc chúng ta là người Tàu, người Hán, người Trung Quốc... Nhận thức này là rất sai lầm và lệch lạc, thậm chí là ngây ngô và ngộ nhận.

Bởi nhiều nhà tư tưởng vẫn cho rằng, người Việt Nam chúng ta là em của người Trung Quốc. Họ viện dẫn Hồng Bàng huyền sử, Hoàng Lê Nhất Thống và Lĩnh Nam Trích Quái là các tư liệu sử cũ để chứng minh rằng Kinh Dương Vương vốn là em trai của Đế Nghi, mà Đế Nghi vốn là vua Tàu. 

Vì nhận định như vậy nên nhiều người khuyên rằng "ông anh hay bắt nạt ông em", vì thế khi thấy ông anh xua quân chiếm đất hay chiếm đảo thì mình phận em "nên nhịn".

Dù sao cũng khó trách được họ bởi vì chính sử không còn ghi chép được những gì xảy ra từ hơn 4.000 năm về trước. Mà huyền sử hoặc truyền thuyết thường được chép lại từ các câu chuyện truyền miệng dân gian từ đời này sang đời khác. Nó chứa đựng nhiều thông tin mơ hồ và được thêu dệt đầy màu sắc mê tín, dị đoan đến mức khó tin.

Thêm nữa, truyền thuyết Trung Quốc thường gộp cả những câu chuyện của các dân tộc cổ đại bản địa rồi các sử gia, nhà văn đời sau hư cấu lên thành ra lẫn lộn, không rõ đâu là của người Việt, đâu là của người Hán. Vì thế đã dẫn đến nhiều sai lầm ngộ nhận về nguồn gốc của đại đa số người Việt.

Vì thế, chính sử Việt Nam chỉ dám xác định từ đời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ rồi đến 18 đời Vua Hùng đến nay. Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào ngày 10 tháng 3 hàng năm. Người Việt Nam tôn Đức Lạc Long Quân là Quốc Tổ, Đức Âu Cơ là Quốc Mẫu. 

Thực tế nhiều vùng phía nam của Trung Quốc cũng nhận mình là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, họ cũng nấu bánh trưng, bánh dày để cúng giỗ trong ngày tết, tương truyền tục lệ này xuất phát từ hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương thứ 7. Ví dụ như các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông... Nhiều người Trung Quốc nói đây là tập tục bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa của họ.

Ngoài ra, người Việt Nam còn có câu ca dao từ thời Hùng Vương xa xưa "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nhưng có ai biết núi Thái Sơn ở đâu không? 

Xin trả lời bạn, núi Thái Sơn là một ngọn núi đẹp nổi tiếng nằm ở tỉnh Sơn Đông, phía Bắc thành Thái An, Trung Quốc. Núi Thái Sơn rất hùng vĩ, ngọn núi lớn nhất ở đây chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều tùng bách và các thắng cảnh thiên nhiên. Tương truyền vào thời cổ, nơi đây có rất nhiều chim Hồng Hạc bay lượn.

Tỉnh Sơn Đông nằm về phía bắc sông Trường Giang và giáp biển. Cùng vĩ tuyến với bán đảo Nam Hàn và phía nam Nhật Bản.

Núi Thái Sơn là nơi các triều đại vua chúa Trung Quốc lên làm lễ tế trời đất. Vì vậy, Sơn Đông được coi là cái nôi của nền văn minh cổ Trung Quốc. 

Xem thêm tại đây.

http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Th%C3%A1i_S%C6%A1n

Vậy điều gì đã xảy ra trong lịch sử của người Việt và người Trung Quốc cổ đại lại có nhiều sự trùng lặp như vậy. Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời từ các truyền thuyết và huyền sử của cả hai nước Việt - Trung.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 24, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thời đại của các đế chế tiền sử (Thoi dai cua cac de che tien su)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ