IV. Công Đồng Tam Phủ Tứ Phủ Vạn Linh

53 1 0
                                    

1. Khái niệm về Công Đồng Tam Tứ Phủ

Nếu nhìn vào hai bản khoa cúng phổ biến nhất về Tam Phủ là "Tam Phủ Thục Mệnh" và "Tam Phủ Đối Khám", ta có thể nhận thấy rằng, các vị được thỉnh đến trong Tam Phủ không có Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan mà đều thỉnh các vị Thánh gắn liền với Đạo giáo. Thậm chí, các vị được thỉnh cũng không bao gồm Quan Âm Bồ Tát, chứng tỏ tín ngưỡng Tam Phủ theo Đạo Giáo chưa có sự kết hợp với Đạo Phật cùng các giáo lý Nhà Phật như tín ngưỡng Tứ Phủ hiện nay.

Một số điểm giống giữa tín ngưỡng Tam Phủ của Đạo Giáo với tín ngưỡng Tứ Phủ là ở khái niệm Thiên Phủ (các vị Tiên Thánh trên trời) và Thủy Phủ (các vị Tiên Thánh cõi sông nước). Tuy nhiên, tín ngưỡng Tam Phủ của Đạo Giáo lại cho rằng Địa Phủ là các vị thần linh ở coi âm ti địa phủ, cai quản các linh hồn dưới địa ngục, khác với khái niệm của Tứ Phủ cho rằng Địa Phủ là các vị Tiên Thánh cai quản cõi nhân gian ở vùng mặt đất.

Ta có thể kết luận rằng, Tam Phủ là một khái niệm có từ lâu và gắn liền với Đạo Giáo của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, với sức sống và sự sáng tạo của người Việt, tín ngưỡng Tam Phủ đã bị biến đổi và chuyển hóa thành tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt như bây giờ. Ở thời kì khởi nguyên của tín ngưỡng Tam Phủ, người Việt phân chia thành ba miền khác nhau bao gồm Thiên (trời), Địa (đất) và Thủy (nước), với các "Phủ" chính là nơi làm việc của các vị quan, chư vị thần linh của tam cõi ba miền trên. Tam Phủ bao gồm:

- Thiên Phủ: các chư vị thần linh cai quản trên trời với các quyền năng mưa, gió bão, sấm chớp...

- Địa phủ: các chư vị thần linh quản lí vùng đất đai, nguồn gốc của mọi sự sống.

- Thủy phủ: các chư vị thần linh trị vì các miền sông nước, giúp cho nghề trồng lúa và ngư nghiệp.

Ta có thể nhìn thấy ở khái niệm Tam Phủ thiếu của Tứ Phủ một cõi, đó là Nhạc Phủ - vùng rừng núi. Nhạc Phủ ra đời gắn với câu chuyện Mẫu Thượng Ngàn hiển linh giúp vua Lê Thái Tổ trong trận đánh ở Xương Giang, với đàn đom đóm kết đèn dẫn đường cho vua đánh trận. Nhà Vua mộng thấy một quản chưởng mặc áo trắng nói rằng, "Ta là qản chưởng sơn lâm. Ta cho biến thành đom đóm dẫn đường cho nhà Vua giết giặc.". Vua Lê Thái Tổ khi đó đã sắc phong bà làm "Nhạc Phủ Lê Mại Đại Vương hiệu Viết Bạch Anh Chưởng Sơn Lâm Công Chúa", và từ khi đó Nhạc Phủ được dân ta phụng thờ, chính thức chuyển từ Tam Phủ thành Tứ Phủ như hiện nay, với:

- Thiên Phủ: các chư vị thần linh cai quản trên trời với các quyền năng mưa, gió bão, sấm chớp... - MÀU ĐỎ

- Nhạc Phủ: các chư vị thần linh trông coi miền rừng núi, ban phát của cải - MÀU XANH

- Thủy phủ: các chư vị thần linh trị vì các miền sông nước, giúp cho nghề trồng lúa và ngư nghiệp - MÀU TRẮNG

- Địa phủ: các chư vị thần linh quản lí vùng đất đai, nguồn gốc của mọi sự sống - MÀU VÀNG

Trên đây là thứ tự các Phủ từ thời xa xưa, còn ở thời điểm hiện nay có một khái niệm cách sắp xếp hợp lý về mặt không gian từ cao xuống thấp, đó là:

TÍN NGƯỠNG THỜ TAM TỨ PHỦWhere stories live. Discover now