Sơ lược:
Họ Lam, tên chỉ có một chữ: Trạm. Tự Vong Cơ ( nghĩa là quên đi sự đời, một khái niệm trong đạo giáo xưa), hiệu Hàm Quang Quân.
Thân phận: Nhị công tử Lam Gia. Con của gia chủ Lam Gia Thanh Hành Quân và Lam phu nhân (Không đề cập tên họ), quê quán tại Vân Thâm Bất Tri Xứ, ngoại thành Cô Tô (Tô Châu, Giang Tô). Cha mẹ đều đã mất, trên có một huynh trưởng cùng một thúc phụ. Lập chiến công trong Xạ Nhật Chi Trinh, là danh thủ huyền môn, thiện cầm thuật, kiếm thuật cùng huyền sát thuật.
Bội kiếm: Tị Trần - Cầm: Vong Cơ.
Cảm nhận:
Nếu nói Ngụy Vô Tiện đại diện cho linh hồn của Ma Đạo Tổ Sư, gánh vác phần lớn trách nhiệm dẫn dắt cùng hấp dẫn bạn đọc đi suốt hơn trăm chương truyện thì dường như, trên nhiều phương diện, Lam Vong Cơ - vai công chính ( Nam chính thứ 2) lại có tương đối ít đất diễn. Và quả thực, không ít độc giả đã từng nhận xét, A Trạm của chúng ta có lẽ là nhân vật chính có ít lời thoại nhất từng biết. Tuy vậy, không vì thế mà hình tượng của anh trở nên mờ nhạt hay sơ sài, mà ngược lại, tôi càng cảm được nét đẹp trong nội tâm của anh, cũng là lý do đưa anh trở thành đỉnh cao Công Quân trong tưởng tượng của bản thân!
Lam Trạm xuất hiện mơ hồ thông qua dòng hồi tưởng của A Anh ở chương ba - lý do chính khiến bạn cứ mỗi lần thấy Lam Gia là ê răng và thật sự debut ở chương năm. Khoảnh khắc anh xuất hiện, quả thực nếu muốn hình dung thì đúng là tiên nhân trên cao, đẹp đẽ không cùng, sạch sẽ không vướng bụi trần, mỗi bước đều phát ra ánh sáng minh nguyệt chiếu rọi trần thế, hòa cùng thanh âm cao xa vời vợi, phá tan ma chướng,... Nói chung là đã lược bỏ một ngàn không trăm linh một từ miêu tả. Cơ mà, cơ mà, chỉ với một câu của bạn Tiện đã phá nát tất thảy.
Nam tử này thắt một dải khăn buộc trán vân mây, da thịt trắng nõn, vô cùng tuấn tú trang nhã, như mài dũa đẽo gọt. Màu mắt y rất nhạt, tựa như ngọc lưu ly, khiến cho ánh mắt của y có vẻ thờ ơ quá mức. Sắc mặt lạnh như sương tuyết, phong thái nghiêm nghị đến gần như cứng nhắc, dù trông thấy khuôn mặt tô vẽ như hề của Ngụy Vô Tiện vẫn không chút gợn sóng.
Từ đầu đến chân không nhuốm một hạt bụi, cẩn trọng tỉ mỉ, không tìm ra chỗ nào sơ hở thất lễ. Tuy là vậy, trong lòng Ngụy Vô tiện vẫn cứ nảy ra ba chữ to đùng:
"Mặc đồ tang!"
Quả đúng là mặc đồ tang. Cho dù các gia tộc khác có thổi phồng bộ đồng phục của Cô Tô Lam thị đến mức khoác lác, có công nhận nó là bộ đồng phục đẹp nhất, có ca tụng Lam Vong Cơ là mỹ nam tử có một không hai trăm năm khó gặp một lần, thì cũng không cứu vãn nổi nét mặt thù sâu oán nặng hệt như chết vợ của y.(Chương 7 - Ma Đạo Tổ Sư)
Ừ, cơ bản là đến đây, khá nhiều yêu thích ban đầu của tôi bị đổ vỡ. Vì sao ư? Thật sự rất đơn giản, đó chính là do tôi tương đối bài xích nhân vật " Lạnh lùng". Cam đoan luôn! Đặc biệt là cái loại lạnh lùng đi kèm bá đạo, cool ngầu, vân vân và mây mây điêu thấy bà cố! Cái kiểu mà đọc mười cuốn ngôn tình thì phải chín cuốn rưỡi có ấy! Nhạt nhẽo cùng khốn nạn nhiều lúc ** chịu được. Mà nói trắng ra là ứ phải "lạnh lùng", đúng hơn là "Chảnh chó"! Và cứ thế, bắt đầu có chút không ưa anh...
YOU ARE READING
Luận về " Ma Đạo Tổ Sư "
Ficción GeneralCuối tháng sáu, đầu tháng bảy năm ngoái, tác giả trót sa chân vào "Ma đạo", từ ấy đi lên con đường thờ phụng tín ngưỡng Di Lăng lão tổ không lối về. Tài hèn sức mọn chẳng có gì đáng kể, bèn đem bút viết thành chương, kính dâng lên người... Đây là cả...