Lẽ ra đoạn văn này phải đặt ở đầu, chẳng qua tôi nghĩ rất ít người sẽ đọc lại "Lời bạt" sau khi xem hết nội dung nên tôi đã đặt nó xuống cuối sách. Vì thế đối với những bạn chưa đọc nội dung chính xin hãy coi đây là phần "Mở đầu".
Đến nay bản thân tôi vẫn cảm thấy do dự khi phát hành ấn phẩm này dưới hình thức tiểu thuyết bởi vì khi nhìn thấy tên sách - Mê Lộ Quán có lẽ sẽ có người nhận ra đây là cuốn sách việc về một vụ giết người có thật.
"Án mạng Mê Lộ Quán" xảy ra vào tháng 4 năm 1987 trùng với ngày tháng trong tiểu thuyết, hiện trường là ngôi nhà của một nhà văn nổi tiếng. Sự kiện ly kỳ ấy đã được giới truyền thông thêm bớt nhào nặn và biến thành tin tức chấn động một thời.
Nhưng dư luận cho rằng phần mà báo chí đưa tin, vẫn còn nhiều điểm thiếu sót.
Đương nhiên rồi, bởi nó xảy ra trong một khung cảnh hết sức đặc biệt, những người liên quan nắm được tình hình thực tế lại không một ai đứng ra nói rõ ràng. Cảnh sát cũng thấy bối rối trước sự kiện quá đỗi dị thường này, tuy có nhận ra đôi chút "sự thật" bề nổi, song cũng không công bố ra ngoài. Kết quả là báo chí chỉ còn cách tạm chấp nhận đưa tin dựa vào những tuyên bố lấp lửng của cảnh sát.
Có lẽ các bạn độc giả nghĩ rằng tôi đang khoác loác, ra vẻ mình tận mắt nhìn thấy? Rằng những người liên quan đến sự kiện đều giữ im lặng thì tại sao tôi còn dùng nó làm đề tài viết sách.
Tôi xin nói thẳng với các bạn
Tôi thật sự là người đã tận mắt chứng kiến sự kiện đó. Tôi, Shishiya Kadomi là một trong những người liên quan đến vụ giết người hàng loạt xảy ra vào tháng 4 năm 1987.
Lần này tôi quyết định dùng cách viết sách để miêu tả quá trình xảy ra vụ án.
Vì 2 lý do
Thứ nhất, vì lời đề nghị nhiệt tình của một biên tập viên.
Thứ hai, nên nói thế này, vì tôi muốn truy điệu nhưng người đã chết trong án mạng đó.
Nói vậy có phần hổ thẹn nhưng tôi tin rằng trong số họ ít nhất cũng có một vài người thật sự đam mê và rất nhiệt tình với dòng văn học khác thường là tiểu thuyết trinh thám. Cho nên tôi nghĩ dùng lối viết tiểu thuyết để tái hiện sự kiện chính là thứ đồ cúng tốt nhất để an ủi vong linh người đã khuất.
Phía trên là suy nghĩ của tác giả, có lẽ nó chẳng mấy quan trọng đối với đa số bạn đọc cũng nên?
Dù đầu đuôi, tình tiết phức tạp đến mấy, rốt cuộc thì đây chẳng qua cũng chỉ là " một cuốn tiểu thuyết trinh thám " mà thôi. Đối với độc giả, nó chỉ là cuốn sách giải trí để xua bớt thời gian buồn chán trong ngày. Đương nhiên tôi cho rằng cách nghĩ này không sai, thậm chí nếu các bạn không coi nó là sách giải trí thì tôi lại còn cảm thấy băn khoăn nữa kia.
Cuối cùng... tôi buộc phải nói rõ: trong này, đa số tên người và địa danh đều đã được thay đổi như thế tôi cũng có thể bình thản xuất hiện trong tiểu thuyết mà không dùng tên Shishiya Kadomi.
Trong toàn bộ các nhân vật liên quan ai là Shishiya Kadomi?
Chắc sẽ có độc giả quan tâm điều này nhưng tôi cho rằng không nên nói ra nhiều hơn.
Mùa hạ năm 1988
Shishiya Kadomi
____________________________________
Vụ giết người hàng loạt xảy ra hồi tháng 4 năm ngoái trong Mê Lộ Quán, là chuyện có thật...
Shimada là một trong những người biết rất rõ về vụ án đó, cũng biết một sự kiện xảy ra trong khung cảnh quái dị như thế thông thường sẽ được "giải quyết" theo cách nào.
Tái hiện sự kiện có thật theo kiểu truyện trinh thám à?
Shimada gấp cuốn sách lại gương mặt tác giả hiện lên trong trí, một người đã lâu rồi không gặp.
Tác giả sẽ đưa ra những tình tiết nào đây nhỉ? Phải xem xem bản lĩnh của người này ra sao.
Thế là Shimada quyết định đọc cuốn sách.
Mê Lộ Quán
Shishiya Kadomi
Ấn phẩm của Kitansha
YOU ARE READING
Mê Lộ Quán
General FictionTác giả: Yukito Ayatsuji Người dịch: Trần Đức Thể loại: tiểu thuyết trinh thám Lịch ra: mỗi ngày ra một phần ____________________ Văn án Mê Lộ Quán là một công trình xây chìm dưới lòng đất, có cấu trúc mê cung phức tạp dựa trên một điển tích thần t...