Ngoại truyện 9: Khách Kim Sơn

1.5K 63 3
                                    

Mới đầu Mộng Khanh không biết khách Kim Sơn là gì.

Nhà bên có nàng dâu Khai Bình, nói ở bên kia biển có tòa Kim Sơn, kẻ ngoại biên từ bên kia Kim Sơn đi thuyền đến, đầu tiên là mời mọi người tới đào Kim Sơn. Về sau Kim Sơn đào xong rồi, lại mời mọi người đi sửa đường sắt. Hàng trăm hay thậm chí là hàng nghìn người đàn ông đều bị kẻ ngoại biên nhét xuống dưới sà lan*, chòng chành đong đưa đến Kim Sơn, nếu sống sót thì sẽ phát tài. Nội Khu nhà con dâu Khai Bình đã phát tài rồi, năm nội đi Kim Sơn có dịch bệnh, ông phải cõng bốn người chết cho kẻ ngoại biên, cõng một người kiếm được một đồng bạc. Đến khi nội đi Kim Sơn về, xây nhà mua ruộng, lại cưới liền hai phòng ba thiếp, trong vòng ba năm sinh bảy người con.

(*Sà lan là một thuyền có đáy bằng, một phương tiện dùng để chở các hàng hóa nặng di chuyển chủ yếu ở các con kênh hoặc các con sông.)

Mộng Khanh nói: Kẻ ngoại biên là gì?

Dâu Khai Bình mới bảo: Kẻ ngoại biên chính là lũ lông đỏ*.

(*Lông đỏ/Hồng mao là từ được dùng để chỉ người da trắng, người phương Tây, có nguồn gốc từ Phúc Kiến, một loạt các ngôn ngữ Mân Nam.)

Má giễu cợt bảo: Nội Khu phát tài rồi, sao còn bán cô đến Thạch Đàm chịu khổ?

Dâu Khai Bình thở dài thườn thượt: Nội từ Kim Sơn về chưa được mấy năm, đột nhiên nghiện thuốc phiện. Nội hút thuốc năm năm, tía lại không được học hành, đành hồi hương cày bừa nuôi heo. Mấy năm sau, nhà cũng bán đi, ruộng cũng bán luôn, mắt thấy dâu hai phòng sắp chạy mất, nội tuổi đã hơn năm mươi, vẫn đành phải đi thuyền đến Kim Sơn lần nữa. Nhưng chuyến này lại một đi không về. Tía mới đành mướn mấy mẫu ruộng cằn cỗi, ngặt nỗi hạn hán lũ lụt nhiều năm liên miên, bên trên có ba ông anh chờ ăn cơm, hết cách rồi, đành bán đứa con gái là cô đến thôn Thạch Đàm.

Mỗi lần má về dạy em với chị nữ công, bà luôn nói với hai chị em thế này: Tiên sinh trong trấn nói "người nước ngoài bán thuốc cho chúng ta, là muốn hút bớt tinh thần của chúng ta." Từ nay về sau lập gia đình, thà gả cho mèo cho chó chứ nhất quyết không gả cho kẻ hút thuốc phiện.

Mộng Khanh mới hỏi: Gả cho khách Kim Sơn thì sao ạ?

Chị phỉ phui cô: Mơ hay nhỉ, sơn khu Việt Bắc, có nhà nào được gả cho khách Kim Sơn không?

Mộng Khanh thầm nghĩ, chị trời sinh đã có tướng mạo đẹp, ngay đến đôi gót ngọc kia cũng có tên. Nếu chị có thể gả cho khách Kim Sơn, vậy là mỗi ngày đều có trứng gà ăn rồi.

Ở Anh Châu, Thú Viên có núi trà ngàn mẫu, một nửa thuộc về nhà họ Ôn. Nhà họ Ôn người ít, chỉ có hai vị thiếu gia một lớn một nhỏ. Ngày trước hai vị thiếu gia từng đi học ở chỗ Tư Đồ tiên sinh mấy năm, song chỉ có nhị thiếu gia là học nên người. Đại thiếu gia về nước tập buôn bán trà với lão gia nhà họ Ôn, còn nhị thiếu gia lên Sa Diến ở Quảng Châu đi học tại trường nước ngoài, sau lại thi đậu đến Kim Sơn học. Có điều nơi đó càng nằm về phía bắc Kim Sơn hơn so với chỗ mà nội Khu đi, gọi là Victoria. Nhị thiếu gia học tiếng nước ngoài, sau đó lại theo người nước ngoài học buôn bán, nhanh chóng phát triển kinh doanh ở Kim Sơn. Muốn gả con gái sang cho khách Kim Sơn, vậy thì phú hộ nhà họ Ôn, nhị thiếu gia lại có tiền đồ, chính là số một số hai trong số khách Kim Sơn.

Kim Sơn Hồ Điệp - Duy Đao Bách Tích [Hoàn]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ