Thái Giám Là Gì ?

279 3 0
                                    

● Hậu cung của ba nước Trung, Hàn, Việt đều có thái giám. Chỉ có duy nhất hậu cung Nhật Bản là không sử dụng thái giám.

● Có lẽ trong xã hội phong kiến, tầng lớp thái giám bị khinh thường nhất khi họ bị gọi là "nam không ra nam, nữ không ra nữ". Thái giám cũng không thể thực hiện được bổn phận của một người nam phải thực hiện đó là sinh con nối dõi.

● Để duy trì sự "tinh khiết" của hoàng gia, những nam nhân trong nội cung đều bị hoạn để mất khả năng quan hệ tình dục.
Có thể khi thực hiện quá trình hoạn, người ta chỉ cắt bỏ ngọc hành, cũng có khi cắt bỏ cả ngọc hành và dương vật. Khi đó thái giám sẽ phải đi tiểu ngồi.

● Thực hiện quá trình này có tỷ lệ 50/50 có nghĩa là nếu thành công thì sẽ trở thành thái giám. Còn thất bại thì có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

● Sau khi thực hiện quá trình hoạn xong, đặc điểm dễ nhận thấy rõ ở thái giám đó là da thường trắng bệch yếu ớt, cử chỉ trở nên mềm mại hơn. Thái giám không còn có cơ bắp và không thể mọc râu.

● Khi thái giám có dấu hiệu mọc râu thì có nghĩa là việc hoạn không thành công. Có thể trong quá trình thiến, còn "sót" lại nên phải tiến hành thêm một lần nữa.

● Vì mất đi khả năng kiểm soát việc tiểu tiện nên nhiều khi thái giám sẽ không kiểm soát được mà tự động tiểu tiện. Nên vì thế mà người ta mới gọi thái giám là "đồ không sạch sẽ" vì quần áo của họ nhiều khi dính sót lại nước tiểu

● Có người nói Thái giám là đồng tính?
Tất nhiên không phải, họ mất bộ phận sinh dục nam giới, mất đi tiết tố của nam giới biểu hiện ra bên ngoài nhưng tư tưởng vẫn là một người đàn ông.
Họ vẫn có thể yêu phụ nữ, chỉ có điều không thể sinh ra dục vọng xác thịt mà thôi.

● Ở trong cung để xoa dịu nỗi cô đơn, các thái giám thường cùng các cung nữ bí mật qua lại với nhau, sống như vợ chồng để an ủi. Các thái giám cũng nhận con nuôi để mong có người hương hỏa cho sau khi họ chết.

● Dù cho các thái giám chịu nhiều thiệt thòi như vậy nhưng trong suốt các triều đại phong kiến của Trung quốc, hầu như thời nào cũng có nạn hoạn quan chuyên quyền, nắm trong tay quyền lực chỉ sau Thiên tử, đẩy quốc gia đến bờ vực sụp đổ.

● Dù cho các thái giám chịu nhiều thiệt thòi như vậy nhưng trong suốt các triều đại phong kiến của Trung quốc, hầu như thời nào cũng có nạn hoạn quan chuyên quyền, nắm trong tay quyền lực chỉ sau Thiên tử, đẩy quốc gia đến bờ vực sụp đổ

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.
Những Câu Chuyện Có Thật Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ