Nước Dịch đầu xuân năm Thiên Tĩnh thứ hai, trong Hoàng cung tại thành Thiên Toánh Đế đô, trưởng nữ của Hoàng đế Dịch Già Thư ra đời. Trước đó ông đã có bốn nhi tử nhưng lại chưa một nữ nhi. Bởi vậy, khác với nhiều bậc đế vương khác, nữ nhi này là sự ra đời mà cả hoàng cung chờ đợi.
Hoàng hậu sinh hạ hoàng trưởng nữ, cử hành điển lễ quốc gia. Dịch Già Thư nhìn nữ nhi trắng ngần, hưng phấn hạ chỉ đại xá thiên hạ. Song, một ngày sau, Ti thiên giam (1) bái kiến, tiểu Công chúa sinh năm Thìn tháng Thìn ngày Thìn giờ Thìn, là một sự lạ. Đế hỏi lạ làm sao, Ti thiên giam đáp đây là số Chân mệnh Thiên tử. Tứ thần hội họp, chân long hàng thế. Nếu như là nam tử, có thể khiến cả thiên hạ quy thuận. Đáng tiếc đây vẫn chỉ là một Công chúa. Người nữ mệnh nam, đúng là điềm xấu.
(1) Ti thiên giam (司天监) - Quan thiên văn, chiêm tinh học
Người nước Dịch rất tín vào mệnh cách, Dịch Già Thư rất tin tưởng kiến giải của Ti thiên giam. Nhìn nữ nhi vừa ra đời, trong lòng không biết là vui hay buồn. Trong Đế đô có một ngôi chùa, trăm năm hương khói thịnh. Trụ trì chùa là một vị cao tăng đại đức, phụng mệnh tiến cung cầu khấn Phật tổ ban phúc cho Công chúa.
"Đại sư, có thể nhìn ra số mệnh tương lai của Công chúa không?" Hoàng đế hỏi.
Trụ trì chắp tay nói: "Hoàng thượng, ngày sau Công chúa tất sẽ trải qua bước thăng trầm lớn. Nhưng số mệnh Công chúa tôn quý không thể nói trước được, nhất định có thể có vận may. Có điều, xin Hoàng thượng thứ cho lão nạp nói thẳng, Công chúa là chân long chi mệnh, nhất định phải rời xa thân thích."
Dịch Già Thư suy nghĩ ba ngày, ban tên cho nữ nhi là Dịch Già Thần Nhứ, phong hào là Di Mẫn Công chúa. Đầu xuân năm Thiên Tĩnh thứ bảy, Dịch Già Thư phái người đưa Thần Nhứ mới tròn năm tuổi đi đến viện Phi Diệp Tân cầu học. Từ đó nàng rời xa phụ mẫu gia quyến.
Viện Phi Diệp Tân, nằm trên một ngọn núi giữa biên giới bốn nước Phong, Khánh, Huỳnh và Lịch. Bởi vì núi nằm đó nên dòng nước xung quanh không chảy được, chỉ có bến đò dưới chân núi là chèo được thuyền. Bến đò tên Phi Diệp Tân, viện cổ tên là Phi Diệp Tân thư viện. Trong viện đều là nữ tử. Viện chuyên giáo dục văn sử lễ nghi cho công chúa, quận chúa và tiểu thư của thế gia đại tộc các quốc gia, nữ công gia chánh, cầm kì thi họa cùng nhiều tài nghệ khác. Dần dà, viện Phi Diệp Tân đã trở thành thư viện chuyên biệt cho những danh môn quý nữ ở các quốc gia. Nữ tử xuất thân từ Phi Diệp Tân được người đời mặc định đánh giá là thông tri thức hiểu lễ nghĩa.
Thần Nhứ thông minh lanh lợi, sau khi lên núi đã được chưởng viện ưa thích, thu làm môn đệ. Học nghệ nơi thâm sơn được mười năm, đến tuổi cập kê, Thần Nhứ mới trở lại nước Dịch. Mà nước Dịch lúc này đã trong ngoài khốn đốn, suy nhược đến không thể tả, bất cứ lúc nào cũng đều có nguy cơ diệt vong. Nàng vừa về nước đã được phong làm Trấn quốc Công chúa, phân tích thiên hạ đại thế với cha huynh, ngang dọc tung hoành, trong thì lo việc nước, ngoài thì đối kháng địch mạnh, nỗ lực chèo chống được hai năm. Thế nhưng cũng chỉ chống đỡ được hai năm thế thôi.
Cha huynh qua đời. Quân vương tử vì xã tắc cũng xem như chết có ý nghĩa rồi. Thế nhưng sau này làm sao đây? Nước Dịch còn rất nhiều dân chúng muốn sống tiếp, Hoàng tộc Dịch Già bọn họ cũng muốn sống. Tất cả gánh nặng đều đè lên một mình nàng. Nàng biết mình chẳng thể bảo vệ hết mọi người, cũng chỉ tự nhủ làm hết sức thôi.
BẠN ĐANG ĐỌC
[BHTT - Edit] Lưu quang nhập họa - Liễm Chu
Ficción GeneralMột sớm diệt quốc, Dịch Già Thần Nhứ bị hạ độc vào rượu, một thân võ công bị phế bỏ, trở thành nữ nhân của Cảnh Hàm U. Một sớm phục quốc, Cảnh Hàm U cười giơ chén rượu: "Cũng chỉ là võ công mà thôi, nàng bỏ được, ta cũng bỏ được." "Nếu như ta không...