Bài này không có học trong chương trình, nhưng mà là bài tập về nhà cô từng giao cho chị phân tích để thử xem sức cảm thơ của chị đến đâu (tại bài này trên mạng không có tư liệu) . Các em có thể đọc tham khảo để lấy câu từ và cách phân tích, nghị luận một tác phẩm. Tại chị ăn may cũng được cô khen phần ngôn từ khi phân tích bài thơ này.
Đề: Bình giảng bài "Đẹp" của Nguyên Sa
-----
Hồi ký Nguyên Sa“ Tôi mơ hồ cảm thấy tôi không muốn trở thành một nhà thơ dấn thân. Tôi cũng mơ hồ cảm thấy tôi không phải một đệ tử trung thành của nghệ thuật vị nghệ thuật. Tôi là người làm thơ, thơ tình, mà vẫn xúc động trước những khổ đau của quê hương, dân tộc tôi”Nguyên Sa là một trong những nhà thơ hiếm hoi thổi vào làng văn học miền Nam những hạt bụi vàng của thời đại. Thơ ông mới mẻ, theo lối duy mỹ của Phương tây, có sự cách tân về tư duy hình ảnh cho đến việc sử dụng ngôn từ. Thơ ông đúng nghĩa Thơ Mới nhưng cũng không hẳn là Thơ Mới. Vì ông chẳng tìm cho mình một chốn để quên, tìm một "cõi riêng lặng lẽ cài then kín" (Hàn Mặc Tử), trong thế giới mà ông tạo dựng nên, ít nhiều vẫn hướng đến chủ thể là con người. Vì lẽ đó, thơ Nguyên Sa hướng đến cái tình và tập trung miêu tả vẻ đẹp của con người thông qua những câu từ giàu sức gợi và độc đáo mới lạ.
Nói theo Thụy Khê, Nguyên Sa muốn cách tân văn học.
"Rồi Thơ Nguyên Sa ra đời. Ra đời trong bối cảnh Mai Thảo giã từ Hà Nội, Vũ Thành mơ giấc mơ hồi hương, Thanh Tâm Tuyền không còn cô độc, Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy hát tiễn em giữa mùa thu Paris. Vũ Khắc Khoan mộng thấy thần tháp rùa. Nhật Tiến bước lên thềm hoang. Vũ Bằng nhớ miếng ngon Hà Nội. Bình Nguyên Lộc ký thác cho đò dọc. Võ Phiến viết chữ tình. Nguyễn Văn Trung nhận định, Vũ Hoàng Chương mang tâm sự kẻ sang Tần. Đinh Hùng lạc trong mê hồn ca..."
Để rồi vào những năm 54-60, ở sân trường miền Nam, học trò tình tự với nhau bằng thơ Nguyên Sa.
Tôi chẳng bàn về những bài thơ đã trở thành hiện tượng xã hội thời bấy giờ của ông như: Áo Lụa Hà Đông, Cần Thiết, Tuổi Mười Ba, Paris Có Gì Lạ Không Em..., để bàn về "nỗi xúc động trước những khổ đau của quê hương, dân tộc.
Tôi chọn một bài thơ ít được nhắc đến để viết đôi lời về cách nhìn nhận của mình trong lối viết của Nguyên Sa với bản trường ca tình yêu mà bao nhà thơ đã dấn thân. Đó là bài "Đẹp". Một nhan đề đã ấn định được linh hồn của tác phẩm: cái đẹp. Đi cùng với một trái tim rất đẹp.
Pauxtopki nói "Nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp". Con người sùng bái và tôn thờ cái đẹp là một xu thế khách quan từ cổ chí kim. Với mỗi người, cách cảm nhận về cái đẹp sẽ khác nhau, Hàn Mặc Tử tạo nên những vần thơ quỷ yêu với vầng trăng máu. Chế Lan Viên từng một thời đảo điên trong thế giới của máu, xương và thịt, thế giới siêu hình mang dáng dấp của cõi chết, với nhà thơ, đấy cũng là một vẻ đẹp. Vẻ đẹp tồn tại và hiện hữu ở mọi nơi, người nghệ sĩ biết nắm bắt và hun đúc đưa vào trang chữ của mình mới thật sự là một người nghệ sĩ đưa nghệ thuật đạt đến vị nghệ thuật.
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn tuyển sinh thi vào lớp 10
Poesia:) chỉ là lâu lâu rảnh rỗi sẽ nêu ra kinh nghiệm thi cử cho các bé chuẩn bị vào lớp 10 nha! Đương nhiên không có gì là hoàn hảo, vì kinh nghiệm mỗi người mỗi khác. Trong đây có sưu tầm và tuyển chọn văn mẫu. Thân ái! Các em thi tốt.