Ở bài này nội dung có hai luận điểm chính như ở sơ đồ tư duy trên. Các em nhớ xem ảnh ở trên để nắm phần tác giả và tác phẩm, còn bây giờ chị sẽ làm rõ nội dung.
Hình ảnh người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
1. Một nhà chính trị lỗi lạc
a) Hành động mạnh mẽ quyết đoán.
-Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì lúc đó Nguyễn Huệ mới chỉ là Bắc Bình Vương đang ở Phú Xuân
+Giận lắm
+Đích thân cầm quân đi ngay.
"Bắc Bình Vương tiếp được tin báo thì giận lắm liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay"
- Trong vòng một tháng làm biết bao việc lớn.
+Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế lấy hiệu Quang Trung => hành động quyết đoán khi ông hiểu được chỉ khi lên ngôi hoàng đế mới đàng hoàng xuất quân=> lễ lên ngôi không cần chuẩn bị cầu kỳ.
+ Ngày 25 tháng Chạp, Mậu Thân hạ lệnh xuất quân.
+ Gặp La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Tất cả đều hoàn thành nhanh chóng nhưng thận trọng, sự quyết đoán không do dự hay nao núng trước mọi biến cố.
b) Trí tuệ sáng suốt nhạy bén.
- Tại Nghệ An mở cuộc duyệt binh, tuyển mộ binh lính.
- Nhận định rõ tình hình của ta và giặc.
- Đưa ra lời phủ dụ để khẳng định chủ quyền khích lệ tướng sĩ, khơi dậy sĩ khí chiến đấu.+ Lời phủ dụ khẳng định chủ quyền một cách sáng suốt với lập luận rõ ràng chặt chẽ.
"Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Bắc phương Nam chia nhau mà cai trị"
Mở rộng: Khiến ta nhớ đến "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn và "Nam quốc sơn hà" Lý Thường Kiệt.
+Lời phủ dụ nêu lên chính nghĩa của ta và sự phi nghĩa của địch với các chiến thắng của ta trong lịch sử. Các dẫn chứng được nêu ra liên tục ứng với mỗi thời đại.
+Giúp chiến sĩ nhận ra chân tướng phù Lê diệt Trịnh của Tôn Sĩ Nghị và dã tâm của quân Thanh.
"... cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải..."
+Khéo léo ca ngợi truyền thống đánh giặc.
"...dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc"
+ Kêu gọi các tướng sĩ.
"những kẻ có lương tri lương năng hãy nên cứ cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn"
+ Sáng suốt và nhạy bén ở chỗ đi kèm với lời răn=> kỷ luật nghiêm minh.
"Chớ có quen thói cũ mà ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước"- Trọng hiền tài, sáng suốt xét đoán bề tôi.
+ Biết lắng nghe ý kiến.
+ Thưởng phạt công minh.
+ Hiểu rõ sở trường, sở đoản của từng người=> thu phục lòng người. Cách hiểu người và dùng người của ông đã tập hợp được một tổ chức lực lượng giống Lê Lợi xưa kia.
" Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào"
:) Bài "Bình Ngô đại cáo" lớp 10 hk2 các em sẽ học toàn bài, trong đó có hai câu này kể về một điển cố điển tích. Một tướng quân được ban rượu quý nhưng ông đã đổ nó xuống lòng sông để chia sẻ cho vạn tướng sĩ cùng múc uống chung vui. Câu này ý nói sự đồng lòng giữa tướng và quân có thể đánh tan kẻ thù.
Dẫn chứng: Sở và Lân; nhận xét và đánh giá đúng kế hoạch rút quân của Ngô Thời Nhậm.
c) Ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Khẳng định chiến thắng quân Thanh.
" Ta với các người hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long ăn mừng"
- Tính kế ngoại giao sau chiến thắng nước "gấp mười lần nước mình" để dẹp binh đao "cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng"
2. Một thiên tài quân sự
a) Tài thao lược và dụng binh.
- Phương diện thần tốc mà đến nay ta vẫn chưa hết ngạc nhiên.
+ Vượt qua con đường từ Phú Xuân đến Thăng Long hơn bốn trăm dặm mà chỉ trong bốn ngày, đội ngũ vẫn chỉnh tề => tài cầm quân
"Ba quân đội ngũ chính thức tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh"
+ Tuyển quân thần kỳ: cứ 3 suất lấy 1.
+ Trong một ngày 30 tết mà tổ chức ăn Tết, ban bố lời dụ. Cùng ngày đó chia 5 đạo quân tiến về Thăng Long.
- Ông là tổng chỉ huy định kế hoạch, phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đốc thúc xông pha, bầy mưu tính kế.
- Bắt do thám.
- Chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi với kế nghi binh khiến quân Thanh không kịp trở tay.
b) Anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
Cách miêu tả người anh hùng mang đậm tính sử thi.
- Đích thân thân chinh, cưỡi voi đốc thúc. Điển hình là trận Hà Hồi, Ngọc Hồi ông có kế sách và phương lược rất hay
+ Dàn quân chữ nhất, cưỡi voi đốc thúc quân đội.
+ Lợi dụng thiên thời địa lợi và hướng gió, khói lửa quân Thanh bắn ra đã chuyển sang chúng.
+ Gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước, rút dao ngắn chém bừa.
+ Chặn đường trốn thoát của giặc.- Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong khói toả mù trời mùi súng đạn hình ảnh Quang Trung được sử sách ghi lại "ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu" tấm áo bào đỏ của Quang Trung sạm đen khói súng.
=> Một người anh hùng với phong thái ung dung hiên ngang sánh ngang với trời đất.
3. Mở rộng và kết luận.
- Ngô gia văn phái dù trung với triều Lê nhưng vẫn đặt mình ở vị trí con dân Đại Việt để thấy sự thực về vua Lê hèn yếu "cõng rắn cắn gà nhà" và chiến công lừng lẫy của Quang Trung nên đã viết thật hay thật đẹp về ông.
- Vẻ đẹp ấy trong khúc ca khải hoàn chiến thắng in dấu trong thơ Ngô Ngọc Du
"Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống dám ai đương."
Hay là lời của một người cung nhân triều Lê
"Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài dùng quân, xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai lường biết, hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt cóc trẻ con giết Văn Nhậm như giết con lợn, không người nào dám nhìn thẳng vào mắt hắn, thấy hắn trở tay đưa mắt ai nấy đã phách lạc hồn xiêu sợ hơn sấm sét"
Hay là Ngọc Hân công chúa đã tiếc thương khi Quang Trung mất mà viết trong "Ai tư vãn"
"Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình"
-----------
Chị viết gần 1 tiếng mới xong cho mấy đứa, tại lâu quá quên bài nên phải đọc lại mới dám viết. Hmm bài này chỉ là cái sườn cho mấy đứa biết để phân tích đấy còn về nghệ thuật thì xem trên cái media hình ảnh của chương này dùm chị nhé! Bài này chị đã trích những dẫn chứng tiêu biểu nhất trong sách, mấy đứa nên thuộc. Còn phần mở rộng thì thấy cái nào dễ học thì học, đừng ham mà ôm hết nặng nề lắm. Đứa nào muốn phân tích bài gì nữa thì cmt bên dưới dùm chị, có gì thắc mắc thì nhắn tin cho chị trên wattpad rảnh chị chỉ cho.
:)) <3
Sắp thi rồi, cố lên.
Ngủ ngon!
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn tuyển sinh thi vào lớp 10
Puisi:) chỉ là lâu lâu rảnh rỗi sẽ nêu ra kinh nghiệm thi cử cho các bé chuẩn bị vào lớp 10 nha! Đương nhiên không có gì là hoàn hảo, vì kinh nghiệm mỗi người mỗi khác. Trong đây có sưu tầm và tuyển chọn văn mẫu. Thân ái! Các em thi tốt.