THÓI QUEN 4:
TƯ DUY CÙNG THẮNG
ĐỜI LÀ BỮA TIỆC BUFFET MỌI NGƯỜI CÙNG NO CẢ!
Chúng ta sống vì cái gì, nếu không phải là để làm cho cuộc đời của mỗi người ít khó khăn hơn.
- Nhà văn GEORGE ELIOT
Tôi từng theo học ở một trường kinh doanh khá khắc nghiệt, ở đó áp dụng phương pháp phân hạng loại trừ. Mỗi lớp có 90 học viên, và sẽ có 10% sĩ số, tức 9 người, nhận một thứ hạng gọi là Hạng III. Hạng III là một cách nói lịch sự của câu: Anh đã bị loại!. Nói cách khác, bất kể thành tích của lớp tốt hay xấu, sẽ có 9 người bị loại ra. Và nếu bạn bị loại khỏi quá nhiều lớp, bạn bị đuổi khỏi trường. Áp lực khá nặng nề! Vấn đề là, mọi người trong lớp đều thông minh. Vì thế sự cạnh tranh rất căng, nó tác động một cách tồi tệ đến tôi và các bạn trong lớp.
Thay vì đặt mục tiêu là có nhiều điểm tốt, như hồi trung học và đại học, tôi cố làm sao để không nằm trong số 9 người bị loại. Thay vì chiến đấu để chiến thắng, tôi đã chiến đấu để không bị thua. Điều này làm tôi nhớ tới câu chuyện về hai người bạn đang bị một con gấu đuổi theo. Một người quay sang người kia nói: Tớ vừa nhận ra rằng tớ không cần chạy nhanh hơn con gấu mà chỉ cần chạy nhanh hơn cậu!.
Trong giờ học, tôi cố tìm ra 9 người kém cỏi hơn tôi. Khi có ai đó phát biểu một câu ngu ngốc, tôi bắt gặp mình đang nghĩ: Chà, đã thật, chắc ăn là anh ta bị loại rồi. Chỉ cần có thêm 8 người nữa!. Đôi khi, tôi không muốn chia sẻ những ý tưởng hay nhất cho cho cá bạn cùng học nhóm vì sợ họ chôm mất các ý tưởng của mình. Tất cả những cảm giacs này đè nặng lên vai tôi và tôi cảm thấy mình thật nhỏ mọn, như thể trái tim tôi chỉ lớn bằng trái nho. Vấn đề là tôi đang tư duy theo kiểu Ta thắng Người thua. Và cách tư duy này chỉ làm tôi tràn đầy đố kị. May mắn thay, có cách nghĩ thông minh hơn. Nó có tên là Tư duy Cùng thắng và nó chính là thói quen 4.
Tư duy cùng thắng là một thái độ đới với cuộc đời, một trạng thái tinh thần bảo rằng tôi có thể thắng, và bạn cũng vậy. Chiến thắng không phải chỉ dành cho tôi hoặc bạn, mà cả hai cùng thắng. Đây là nền tảng để hòa hợp tốt với mọi người. Nó dựa trên cơ sở là mọi người đều bình đẳng, không ai hơn hay kém người khác và cũng không cần như vậy.
Bạn có thể kêu lên Thực tế một chút đi Sean. Cả thế giới toàn lâ sự cạnh tranh. Làm thế nào mà tất cùng thắng được?
Thạt ra, cuộc sống không phải là một cuộc cạnh tranh hay là ganh đua để vượt qua người khác. Điều đó có thể xảy trong thể thao, kinh doanh và học tập nhưng đó chỉ là những tình huống do chính chúng ta tạo ra. Còn những quan hệ tình cảm thì không như vậy. Quan hệ tình cảm, như chúng ta đã biết, là những vật liệu tạo nên cuộc sống. Thạt là ngu ngốc khi nghĩ:Ai là kẻ chiến thắng trong quan hệ, mình hay bạn mình?
Vạy chúng ta hãy khám phá ý tưởng lạ lùng gọi là cả hai cùng thắng này nhé. Theo kinh nghiệm của tôi, cách hay nhất để nhận ra cách tư duy này là hãy xét qua những tâm lý nào không phải là cả hai cùng thắng, thí dụ tâm lý mình thắng người thua, mình thua người thắng hay cả hai cùng thắng.
MÌNH THẮNG NGƯỜI THUA
Mẹ ơi, con muốn lấy xe đi chơi tối nay.
Mẹ rất tiếc, Marie, nhưng mẹ phải lấy xe đi mua sắm tối nay. Con nhờ bạn chở vậy.
Nhà mình hết đồ ăn rồi, mà mẹ chỉ rảnh lúc này thôi. Mẹ rất tiếc.
Mẹ không thương con. Nếu mẹ tiếc thì mẹ đã cho con lấy xe!
Thôi được, thôi được. Con đi đi. Nhưng nếu không có gì để ăn thì đừng trách mẹ nhé.
Maire đã thắng và mẹ đã thua. Đó gọi là mình thắng người thua. Nhưng thật sự Marie có thắng không? Có thể lúc này là thắng nhứng mẹ cảm thấy thế nào? Và lần sau thì mẹ cảm thấy thế nào? Đó là lý do không nên nghĩ theo kiểu mình thắng người thua.
Nếu bạn cứ có thái độ mình thắng người thua thì bạn sẽ luôn phải căng thẳng với cảm giác đời là một cuộc cạnh tranh hay một trận chiến.
BẠN ĐANG ĐỌC
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt
Ficção GeralTác giả : Sean Covey Note : đây là sách truyền cảm hứng cho nhiều người tôi thấy khá thú vị nên đã xin copy và đăng tải lại.