Chương 09

23 1 0
                                    

CHÂN THÀNH LẮNG NGHE
Có một hình thức lắng nghe tốt hơn, đưa tới một cuộc trò chuyện thật sự. Chúng ta gọi đó là lắng nghe một cách chân thành và bạn cần thực hành nó thường xuyên. Để chân thành lắng nghe, bạn cần làm được ba điều.
Thứ nhất hãy lắng nghe với đôi mắt, trái tim và đôi tai
Chỉ nghe bằng tai thôi chưa đủ, bởi vì chỉ có 7% thông tin chứa đựng trong những gì chúng ta nói ra bằng miệng. Phần còn lại chứa trong cử chỉ (53%) và trong cách nói, độ cao thấp của giọng nói và tình cảm ẩn sau giọng nói (40%). Ví dụ như bạn có thể thay đổi ý nghĩa cùng một câu nói bạn bằng cách nhấn mạnh ở một từ khác nhau trong câu. Để hiểu những gì người khác nói, bạn cần nghe những điều mà họ không nói. Cho dù ngoài mặt mỗi người có cứng rắn đến đâu thì họ vẫn có những điều tế nhị bên trong và có một nhu cầu riêng tư cần được thấu hiểu.
Thứ hai Nhìn nhận quan điểm của một người khác
Để trở thành một người chân thành lắng nghe, bạn cần phải gạt bỏ các quan điểm của bạn và nhìn nhận theo quan điểm của người đối diện. Hay như Robert Byrne nói:Chừng nào anh chưa đi cả dặm bằng một đôi giày của kẻ khác, anh chưa thể tưởng tượng được mùi hôi. Bạn phải cố gắng nhìn nhận thế giới theo cách người khác nhìn để có cảm giác giống họ.
Chúng ta hãy tưởng tượng là mỗi người trên thế giới đều mang một đôi kính có màu sắc khác nhau, chẳng đôi nào giống đôi nào cả. Bạn và tôi đang ngồi cạnh một bờ sông. Tôi mang kính xanh, còn bạn mang kính đỏ. Tôi nói: Chà, nước thật là xanh.
Xanh à? Anh có điên không vậy, nước màu đỏ mà. Bạn nói
Anh có bị mù màu không? Nó xanh thật là xanh.
Nó đỏ, đồ khùng ạ.

Xanh!
Đỏ!
Có nhiều người xem việc trò chuyện là một trận thi tài: quan điểm của tôi khác với quan điểm của bạn, không thể có chuyện cả hai cùng đúng. Trên thực tế, vì cả hai đều xuất phát từ những quan điểm khác nhau, cả hai đều có thể đúng. Do đó, việc cố giành phần thắng trong khi nói chuyện là điều ngớ ngẩn. Nó sẽ dẫn đến sự tranh hơn thua và làm thiệt hại cho tài khoản quan hệ của bạn.
Đứa em tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về một người bạn của nó tên là Toby. Hãy chú ý xem một sự thay đổi cách nhìn sẽ tạo được lợi ích gì:
Chuyện tồi tệ nhất là phải đi học bằng xe buýt. Ý tôi muốn nói là hầu hết bạn bè tôi đều có xe riêng (mặc dù có thể là xe cũ) nhưng gia đình lại không thể sắm xe riêng cho tôi. Đôi khi tôi gọi cho mẹ sau giờ học để mẹ đến đón tôi nhưng mẹ đến chậm tới mức tôi phát điên lên được. Tôi còn nhớ nhiều lần gào lên: Mẹ làm gì mà lâu thế? Mẹ không biết con đã chờ hàng giờ rồi sao?. Tôi không hề quân tâm mẹ nghĩ gì hay mẹ làm gì, tôi chỉ nghĩ về bản thân mình.
Một ngày kia tôi tình cờ nghe được mẹ nói chuyện với bố. Mẹ khóc và nói rằng mẹ ước gì có thể sắm được một chiếc xe riêng cho tôi và mẹ đã làm thêm cực nhọc như thế nào để kiếm thêm tiền.
Bỗng nhiên toàn bộ thành kiến của tôi thay đổi. Tôi thấy mẹ là một người thật sự giàu tình cảm lo lắng, hy vọng, chán nản và một tình thương vô bờ bến cho tôi. Tôi tự hứa sẽ không cư xử không phải với mẹ nữa. Tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với mẹ và chúng tôi đã tìm ra cách để tôi tìm được việc làm thêm để dành tiền mua xe. Mẹ còn chở tôi đi làm. Tôi ước gì mình đã chịu lắng nghe mẹ sớm hơn.
Thứ ba Thực hành phản ánh
Suy nghĩ cũng giống một tấm gương. Một tấm gương sẽ làm gì? Nó không phán xét, cũng không khuyên nhủ. Nó phản ánh. Hiểu đơn giản, phản ánh là lặp lại bằng ngôn từ riêng của bạn những gì người khác nói và cảm nhận. Phản ánh không phải là bắt chước. bắt chước là khi bạn lặp lại nguyên xi những gì người khác nói, y như một con vẹt:
Bắt chước
Phản ánh

7 thói quen của bạn trẻ thành đạtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ