Cát phục (2)

105 9 2
                                    

Trước khi chuyển sang Cát phục quái, ta sẽ làm tiếp về Cát phục bào, và lần này sẽ nói về quy chế của Hậu phi và Phúc tấn, Mệnh phụ.

--------------------------------------------------------------

2. Cát phục bào ( tiếp theo)

b) Quy chế

* Quy chế của Hậu phi:

- Hoàng hậu, Hoàng quý phi:

+ Loại 1: Cát phục bào dùng màu Minh hoàng; cổ áo giả ( lĩnh tụ) dùng màu xanh đá; toàn thân áo thêu 9 hình Kim long, xung quanh thêu Ngũ sắc vân ( mây ngũ sắc), Phúc thọ văn thải; trước sau chính giữa cổ áo thêu hình Chính long, hai bên trái phải có thêu hình Hành long tụ về; tay áo hình móng ngựa mỗi chỗ thêu 1 hình Hành long.

+ Loại 2: Cát phục bào thêu 8 hình Ngũ trảo kim long  ( rồng vàng 5 móng); trước-sau ngực và 2 bên vai thêu mỗi chỗ thêu 1 hình Chính long; vạt áo trước sau mỗi chỗ thêu 1 hình Hành long; dưới vạt áo có thêu Hải thủy giang nhai.

+ Loại 3: Cát phục bào giống như loại 2 nhưng không có thêu Hải thủy giang nhai.

* Ba loại Cát phục bào chính

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.


* Ba loại Cát phục bào chính. Loại 1 ( ảnh bên trái); loại 2 ( ảnh phải bên trên); loại 3 ( ảnh phải bên dưới). Tuy quy định là có 3 loại như trên và quy định màu sắc rõ ràng nhưng cũng có 1 số phá cách trong quy định. Ví dụ như Hậu phi mặc Cát phục quái không thêu hoa văn rồng mà lại thêu hoa văn hoa cỏ, hạc,... Ví dụ rõ nhất mình có thể đưa ra đó là bộ Cát phục bào của Thư phi Diệp Hách Na  Lạp thị. Đó là một bộ Cát phục bào thêu hoa văn hình bình hoa và các loài hoa như hoa mẫu đơn, hoa cúc,... và có màu xanh lục, khác với quy chế Cát phục bào của Phi vị:

* Bộ Cát phục bào màu xanh lục thêu hoa của Thư Phi Diệp Hách Na Lạp thị của Càn Long đế

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

* Bộ Cát phục bào màu xanh lục thêu hoa của Thư Phi Diệp Hách Na Lạp thị của Càn Long đế

- Quý phi, Phi: hoa văn của Cát phục bào tương tự Hoàng hậu; Cát phục bào dùng màu Kim hoàng

- Tần: hoa văn của Cát phục bào tương tự Hoàng hậu, dùng màu Hương

* Quy chế của Phúc tấn, Mệnh phụ:

- Hoa văn và màu sắc Cát phục bào của các Phúc tấn không khác của Hậu phi là mấy, chỉ là không được gọi là Long bào mà chỉ là Mãng bào, đều thêu hoa văn rồng giống như Hậu phi, chỉ có màu sắc là có khác biệt:

+ Hoàng tử Phúc tấn, Thân vương Phúc tấn, Thế tử Phúc tấn, Quận vương Phúc tấn, Cố Luân công chúa, Hòa Thạc công chúa, Quận chúa, Huyện chúa: Cát phục bào dùng màu Hương ( giống Tần vị)

+ Hoàng tử Phúc tấn, Thân vương Phúc tấn, Thế tử Phúc tấn, Quận vương Phúc tấn, Cố Luân công chúa, Hòa Thạc công chúa, Quận chúa, Huyện chúa: Cát phục bào dùng màu Hương ( giống Tần vị)

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

* Tranh vẽ Cố Luân Hòa Hiếu công chúa- hoàng thập nữ của Càn Long đế mặc Cát phục bào bên trong Cát phục quái. Có thể thấy Cát phục bào của Công chúa có màu Hương sắc.

+ Bối lặc phu nhân, Bối tử phu nhân, Trấn quốc công phu nhân, phụ quốc công phu nhân, Quận quân, Huyện quân, Hương quân, Dân công phu nhân, Hầu phu nhân, Bá phu nhân đến Tam phẩm mệnh phụ: Cát phục bào dùng màu Lam hoặc Thạch thanh tùy ý.

+ Bối lặc phu nhân, Bối tử phu nhân, Trấn quốc công phu nhân, phụ quốc công phu nhân, Quận quân, Huyện quân, Hương quân, Dân công phu nhân, Hầu phu nhân, Bá phu nhân đến Tam phẩm mệnh phụ: Cát phục bào dùng màu Lam hoặc Thạch thanh tùy ý

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

* Tranh vẽ 1 vị Mệnh phụ mặc Cát phục bào bên trong Cát phục quái. Có thể thấy Cát phục bào có màu Lam.

                                                           581 từ
--------------------------------------------------------------

Chap sau sẽ là về Cát phục bào.

Mọi người thả ☆ để ủng hộ mình nha

HẬU CUNG NHÀ THANHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ