[Ngôn Tình] Tịch Mịch

281 4 0
                                    


Tác giả: Phi Ngã Tư Tồn

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Tác giả: Phi Ngã Tư Tồn

Thể loại: Ngôn tình, Cổ đại, Thanh Triều, Ngược, HE
Tình trạng: Hoàn

oOo
Văn án:

Con đường của đế vương là con đường tịch mịch nhất thế gian. Và tình yêu của bậc đế vương cũng vô cùng tịch mịch...

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Khang Hy hoàng đế là một trong những vị hoàng đế phong lưu bậc nhất. Hậu cung của Khang Hy có hơn hai nghìn mỹ nữ, tuyển chọn từ khắp mọi nơi trong thiên hạ. Họ đã cùng sinh cho ông ba mươi bảy người con cả nam lẫn nữ. Vì thế, hậu nhân sau này đã gán cho Khang Hy mỹ danh: Hoàng đế đa tình.

Thế nhưng, chữ tình của bậc quân vương cũng khác rất nhiều với chữ tình của phàm nhân. Đã là vua một cõi phải gạt đi chuyện nhi nữ thường tình để hướng tới mối lo chung của đất nước. Cũng bởi vậy, với tam cung lục viện, phi thần, thê thiếp nhiều không kể siết, nhưng để chạm đến chữ tình của bậc đế vương cũng khó khăn lắm thay. Hoàng đế Khang Hy trong cuốn tiểu thuyết "Tịch mịch" của tác gỉa Phỉ Ngã Tư Tồn lại là một vị vua không những đa tình, mà còn rất chung tình...

oOo
Cảm nghĩ, đánh giá:

Tịch mịch gần như là một trong những tác phẩm đời đầu của Phỉ Ngã Tư Tồn, và cũng là tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh gần như không được thuận lợi. Bởi lẽ trong suốt quá trình nhào nặn nên tác phẩm, tác giả có chia sẻ gần như không lên kế hoạch trước mà cứ viết để mặc cho cảm xúc tuôn trào. Nhưng không vì thế mà Tịch mịch mất đi độ liền mạch và chất văn của Phỉ Ngã Tư Tổn. Câu chuyện trong "Tịch mịch" được vẽ nên cứ như một bức tranh xuân đầy ai oán, cô đơn và buồn khổ mà chẳng thể nói thành lời.

Có một bức tranh xuân mang tên "Tịch mịch"

"Con đường của đế vương là con đường tịch mịch nhất thế gian. Và tình yêu của bậc đế vương cũng vô cùng tịch mịch..."

Tiểu thuyết Tịch mịch lấy bối cảnh Triều đại Mãn Thanh, kể về cuộc tình đầy ngang trái giữa vua Khang Hy và cung nữ Vệ thị Lâm Lang (về sau được sắc phong Lương phi). Nàng là Lâm Lang, vốn xuất thân trong gia tộc họ Vệ, nhưng lại là một tội thần của triều đình bấy giờ. Lâm Lang được đưa về nhà ngoại, phủ đệ Nạp Lan Minh Châu, về sau nàng được đưa vào cung và làm việc ở Tứ Chấp Khố. Cuộc đời của nàng vẫn sẽ chỉ trôi qua đầy bình lặng nếu như hôm đó nàng không được đi Tây Uyển, cũng sẽ không gặp Khang Hy ở bên bờ suối và có thể mãi sẽ chẳng lọt vào mắt xanh của Khang Hy. Về sau nàng được chuyển đến cung Càn Thanh làm việc để hầu hạ Khang Hy và một cuộc tình về vị hoàng đế và một nàng Lâm Lam đã được vẽ nên đầy nhẹ nhàng và tinh tế, hệt như bức tranh xuân sơn mài. Nàng thân làm nô tì, nhưng những kiến thức và cách ứng xử của nàng lại hoàn toàn hút hồn Khang Hy. Nàng biết viết chữ, biết rất nhiều, nàng còn biết làm thơ, biết thêu thùa, may vá, và chỉ một cái nhìn thoáng qua là nàng có thể dễ dàng nhận ra người đối diện là ai và cần phải cung kính với họ ra sao. Chính những điều này đã khiến cho Khang Hy si mê nàng vô cùng. Nhưng rồi mối tình của họ chẳng kéo dài bao lâu, vì cái lẽ y là Hoàng đế còn nàng chỉ là một cung nữ thấp hèn. Y chẳng thể vứt bỏ giang sơn Đại Thanh để dành chọn một tình yêu cho nàng, y đang dần gạt nàng ra khỏi tâm trí, và để nàng một mình ở Trữ Tú Cung. Trầm mặc và lặng lẽ, biết bao mùa tuyết đã qua đi, nàng vẫn một mình cô quạnh nơi vườn vắng. Trong tiểu thuyết, vì lấy bối cảnh trong cung nên cũng có xây dựng thêm khá nhiều tình tiết tranh đấu các phi tần như Đoan Tần, Vinh Tần, Đông Quý phi, Nghi Tần,... Còn về kết thúc của truyện thì cũng không thể nói rõ là kết vui hay buồn, vì kết thúc truyện nó vẫn cứ lửng lơ, để lại trong lòng người đọc nỗi buồn da diết khó tả.

[Review] List Truyện Cổ Đại HayNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ