Tìm hiểu văn bản.
1/ Những lần thử thách trí thông minh của cậu bé: Những câu đố oái ăm
a/ Câu đố thứ nhất:"Trâu cày ... đường" Cậu bé trả lời bằng câu đố lại:"Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước"
b/ Câu đố thứ 2: Vua đố: Nuôi 3 con trâu đực đến cuối năm đẻ thành chín con + Cậu bé đã dẫn dắt để nhà vua để nhà vua tự nói ra cái vô lí trong câu đố của mình
c/ Câu đố thứ 3: + Nhà vua lại ra câu đố: thịt 1 con chim sẻ dọn thành 3 mâm cổ. + Cậu bé đố lại: rèn 1 cây kim thành 1 con dao để xẻ thịt chim.
d/ Câu đố thứ 4: + Sứ thần nước ngoài đố: xâu 1 sợi chỉ mảnh qua ruột 1 con ốc vặn rất dài. + Cậu dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố . => Cậu bé là 1 người thông minh, mưu trí hơn người.
2/ Tính chất của các câu đố: – Xét về người đố: có khả năng cao dần: vua- quan- sứ thần. – Xét về đối tượng giải đố: người cha- dân làng- các quan đại thần, các nhà thông thái- vua. – Xét về tính chất câu đố: oái ăm và hóc búa dần.
+ Câu 1: có khả năng làm được nhưng không ai nghĩ đến.
+ Câu 2 và câu 3: không thể làm được bởi vô lý.
+ Câu 4: có khả năng thực hiện được nhưng không ai nghĩ đến.
=> Tất cả những điều này càng làm nổi bật hơn sự thông minh, mưu trí của cậu bé.
3/ Ý nghĩa của truyện: – Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian. – Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống.
Đóng vai cậu bé kể lại truyện Em bé thông minh
Mẫu 1:
Tôi là một cậu bé tám tuổi, vốn hay được mọi người trong làng gọi là em bé thông minh. Một hôm, khi đang phụ giúp cha đập đất làm ruộng, tôi bỗng thấy có một viên quan ăn mặc cao sang từ đâu cưỡi ngựa đi tới. Khi đến gần, viên quan ấy mới cất tiếng hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Cha tôi chưa biết trả lời thế nào, tôi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe tôi hỏi lại như thế thì lộ ra vẻ sửng sốt. Sau đó ông ta mỉm cười có vẻ mừng rỡ hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con tôi rồi phi ngựa một mạch đi. Không lâu sau đó, đột nhiên vua sai ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi nhận được lệnh vua thì dân làng tôi ai nấy đều tưng tửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Tôi nghe rõ ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện, cha cả ngày đều liên tục thở dài, thấy vậy tôi bèn bảo cha:
BẠN ĐANG ĐỌC
Học tốt văn bản SGK Ngữ Văn: Lớp 6
Short StoryMột tập tài liệu siêu to khổng lồ được tổng hợp và tích nhặt dựa trên kinh nghiệm từng trải của bản thân dành cho các em lớp 6. Ở đây anh sẽ đăng những ý soạn và văn bản mẫu trong SGK đã được tổng hợp cho các em tiện ghi chép, đỡ mất công tìm trên c...