1

508 50 0
                                    

Tống Tinh họ Phác, là con trai út của một đại gia xứ này. Nhà nó giàu nức tiếng, người hầu người hạ trong nhà đếm không xuể, đi ra đi vào cứ nhộn nhịp rộn ràng. Cha Tống Tinh tên Thông, mẹ Tống Tinh tên Lài. Thông Lài đẻ ra Tinh, không có thay lòng nha. Mẹ Tinh ngày còn con gái, là mỹ nữ đẹp có tiếng xứ này, e ấp, đằm thắm. Bà chọn lên xe hoa năm hai mươi tuổi với một nhà buôn, là cha của Tinh. Nó nghe dượng Chứa, anh của cha nó kể lại, thằng Thông cha nó đã từng đi qua Bát-đa, mua được một bức tượng con rồng vàng, khi về nhà vài tháng sau mang thai anh nó đặt tên là Long Thành. Khi cha nó qua Bát-đa lần hai, ông mua được một bức tranh lụa chim công bằng bột xanh đắt tiền của Ý, về sau có thai chị nó đặt tên là Lụa Khuê. Còn Tống Tinh là cha Thông qua Bắc Kinh buôn bán, tìm mua được một bức họa đại bàng đính cẩm ngọc cổ, cũng về nhà sau vài tháng, mang thai nó là đứa út, đặt là Tống Tinh. Dượng Chứa cũng kể, tên anh với chị nó là ngẫu nhiên, còn tên của nó là đặt theo tên tướng quân Jongseong nước Đại Hàn ngày xưa ông cồ nó từng cùng chinh chiến. Nó thắc mắc sao tên mình nghe lạ thế, đến khi biết được, nó tự hào không xuể.

Cũng phải nói, từ khi có Tống Tinh, trong nhà đột nhiên phát đạt hơn. Cha Thông cùng anh Thành đi buôn, trúng lớn, về mua thêm một trăm năm chục công đất, tám chục cái sào vườn. Nhà Tinh nhanh chóng trở nên nức vách. Đã giàu lại càng giàu hơn. Chị thứ Lụa Khuê sau đi theo con đường nghệ thuật, trở thành một cô đào trong đoàn kịch "Lễ Hội Biên Giới Máu". Lụa Khuê sớm thể hiện tài năng, nhanh chóng trở thành đào chính trong đoàn kịch. Mỗi khi biểu diễn mà trên poster giới thiệu có vẽ hình cô Lụa Khuê đều cháy vé, vé cứ phải gọi là bán đắt như tôm tươi. Người ta ưu ái gọi bằng cái tên "cô Lụa đào Khuê" vì gương mặt có nét đẹp mềm mại như lụa như nhung, cùng giọng hát trong trẻo ngọt ngào và lối diễn xuất tài năng. Ai cũng khen mẹ Lài đẻ khéo, sinh ra thằng quý tử Tống Thành làm ăn ngon lành cùng cô con gái rượu Lụa Khuê nức tiếng xinh đẹp tài năng. Có thằng Tống Tinh thì chưa biết, nhưng trông nó sáng sủa, lanh lẹ, cũng có tương lai lắm.

Nhà Tống Tinh giàu lắm. Thiệt. Bấy giờ đèn điện sợi tóc còn đắt cắt cổ và chưa phổ biến, mà nhà nó xài rần rần. Trong phòng riêng của Tinh đến hai cái đèn sợi tóc là biết nhà giàu cỡ nào.

Tống Tinh cũng bộc lộ khả năng học hỏi của mình. Tống Tinh là một đứa giỏi giang. Hằng ngày Tống Tinh đều chăm chỉ đi nghe bình văn, rồi ở trong thư phòng của ông nội để học thêm kiến thức. Ông của Tống Tinh mất lâu rồi, để lại một kho sách kiến thức quý báo cho gia đình nó. Tống Tinh mỗi ngày đều vào đây đọc sách, chăm chăm chỉ chỉ. Mẹ Lài nói, ngày trước ông luôn ở thư phòng đọc sách. Trong phòng có treo một bức vẽ của ông. Ngày đó, ai mà mướn được họa sĩ về họa tranh phải giàu lắm. Mà ông Tống Tinh có đến hai bức. Một bức là tranh gia đình, lúc đó Tống Tinh mới sinh được một tháng rưỡi, bé tí nằm trong vòng tay mẹ Lài. Một bức là của ông lúc sinh thời, râu tóc đã nhuốm bạc, nhưng trông minh mẫn, sáng sủa và thanh khiết ngời ngời, treo trong phòng đọc sách. Tinh thích lắm, cũng muốn sau này trông thật ngầu như ông.

Hết tuổi đi nghe bình văn thì Tống Tinh đi học. Mẹ Lài cho Tống Tinh học trong một văn miếu rất có tiếng tăm, đào tạo bài bản từ a đến zách. Ở trường, Tống Tinh làm quen được nhiều bạn. Nó quen được một thằng bạn tên Tại Luân, con ông Sáu Đô, cũng thuộc dạng giàu có ở vùng. Tinh nghe Tại Luân kể, ngày trước còn bé, Luân ở nước ngoài cơ. Mới ba tuổi là đã được đi máy bay, bay tuốt sang nước nào đấy sống ở đó. Sau này mới về đây. Tinh cũng quen được Thôn Lực, một thằng nhóc nhỏ tuổi tài năng, biết nhảy biết hát, lanh lẹ hoạt bát. Mẹ của thằng Lực làm người múa, dạy múa cho mấy nhỏ con gái mấy thằng con trai. Hồi còn ở tỉnh, mẹ nó (mấy nhỏ con gái đi học múa hay kêu bằng mẹ Mai) cũng dạy cho thằng Lực múa luôn. Nó dẻo thiệt là dẻo, mà còn lanh lẹ. Rồi cũng đi diễn, người ta thích lắm. Rồi tự dưng thằng Lực đòi về quê ở với anh hai nó là anh Hi Thừa. Anh Thừa lớn hơn Tinh một tuổi. Mẹ Mai có rủ Thừa lên tỉnh nhưng Thừa thích dưới quê hơn, nên mẹ Mai cho tiền Hi Thừa mở một tiệm tạp hóa bán bánh kẹo này kia cho Thừa cũng kiếm ra tiền dưới này. Hi Thừa hồi xưa học giỏi, nên cũng có mấy người mướn Thừa dạy thêm cho mấy đứa nhỏ. Hi Thừa mới bây lớn, mà đã có cuộc sống an yên không chen lấn xô bồ. Thỉnh thoảng Tống Tinh có rảnh là nó lại lượn qua nhà anh Thừa rủ đi chơi, còn thằng Lực thì bị anh Thừa bắt ở nhà học bài nên không đi cùng. Tính ra thì thằng Lực cũng trở thành bạn tốt của Tống Tinh, cùng với Tại Luân và anh Thừa đó chứ.

Chẳng mấy chốc mà Tống Tinh đã lớn, đã mười tám tuổi.

Hôm đó Tống Tinh nghe phong phanh, có một người bạn bằng tuổi nó bên thôn cạnh vừa từ pháp trở về. Tống Tinh mới hỏi dượng Chứa.

- Nhà Phác đấy, con ạ. Thằng cu Thành Huấn, cái thằng hồi bé xíu ba bốn tuổi hay cùng mày đi câu cá mà chắc mày quên rồi. Hồi bé tí ất ơ, mà nó lâm bệnh. Bệnh gì không biết, nhưng cha nó đem nó qua Pháp chữa. Cũng lâu lắm rồi mới về đây.

Tống Tinh nghe dượng Chứa nói xong cũng không để ý gì. Mẹ Lài lát sau đi vào, cầm theo một giỏ đồ bổ bảo nó qua bên ấy thăm bạn.

- Tinh, đem ít nhân sâm qua nhà chú chín Đẩu thăm bạn đi con.

Chú chín Đẩu là cha của Thành Huấn, người con thứ chín nên kêu bằng chín Đẩu. Cùng họ Phác nhưng không nằm trong dòng họ nhà Phác Tống Tinh. Ông ngày xưa là bạn nhậu của cha Thông. Nhưng đã lâu lắm rồi không có nhậu với cha của Tinh nữa, vì ông ở Pháp mà.

Tống Tinh còn một buổi học cưỡi ngựa buổi chiều, nhưng nó bấm bụng lội bộ qua thôn bên kia, nai theo giỏ thuốc bổ. Vì Tống Tinh cũng tò mò, không biết con trai chú chín bị bệnh gì mà phải đi nước ngoài để điều trị.

jayhoon | người tình trăm nămNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ