Nhà hội đồng Mâu nổi tiếng khắp Nam Kỳ. Ruộng vườn nhà ông hội đồng cò bay thẳng cánh, nhà ông cũng dạng giàu có bật nhất ở cái xứ An Nam này. Ông hội đồng tuy là địa chủ nhưng không cậy quyền thế mà chèn ép tá điền. Trước nay ông cũng không nịnh bợ bọn quan Tây, ông chỉ làm ăn sòng phẳng. Có mấy lần chúng ngõ lời hợp tác đem thuốc phiện vào vùng, ông cũng đều khéo léo từ chối. Ông làm ăn có tiếng, quen biết nhiều nên gia thế cũng là dạng không thể đụng đến. Bọn quan lính Pháp phải nể ông đến bảy tám phần. Ở cái xứ này già trẻ đều đều kính trọng nhà ông hội đồng Mâu.
Nhưng kính ở đây là kính ông hội đồng, bà hai và cô hai. Đó là vợ cả và đứa con gái lớn của ông. Bà hai nhơn từ, ăn chay niệm phật, một đời xây chùa cúng dường, giúp đỡ bà con. Bởi ăn ở phức đức đành ra đứa con gái lớn của bà cũng rất mực tài giỏi. Cô hai - Mâu Thanh Thủy, học rộng hiểu nhiều, chuyện mần ăn cũng thấu tình đạt lí. Từ làng trên xóm dưới, nghe danh đều nể trọng cô hai.
Nhưng còn bà ba - vợ lẻ của ông hội, thì ai cũng không ưa nổi. Lời nói chua ngoa, cay độc. Bà ba có thằng con tên Kha, chính là dạng cậu ấm rồi ăn chơi trác táng. Kha không phụ giúp chi được cho chuyện mần ăn của gia đình, chỉ lo ăn chơi. Dựa hơi cậu ba nhà ông hội đồng mà quậy phá khắp xóm trên, xóm dưới.
Ông hội còn một người vợ, bà tư. Bà trẻ lắm đa, trước là cô đào hát xinh đẹp giọng lại ngọt như mía lùi. Ông hội say mê cái giọng hát đó đa. Cũng đem lòng thương, vậy nên bà hai cũng không quản ngại mà đem cau trầu đi hỏi cưới bà tư cho ông. Bà tư không chanh chua, đanh đá. Ngó cũng biết trên biết dưới, biết cái thân làm lẻ nên kính trọng bà hai, bà ba. Bà tư có với ông một đứa con gái, cô út tên My, mới chỉ 16 tuổi. Cô út càng lớn càng xinh đẹp như mẹ mình, cô út có phần tinh nghịch nhưng cũng rất phải phép. Út My suốt ngày cứ bám lấy cô hai, đòi cô đưa đi đây đó. Cũng theo cô học hỏi nhiều chuyện mần ăn, ngó nhà ông hội chit có con gái là nhờ được à đa.
Cũng bởi vậy mà trong mắt ông hội chỉ có mỗi cô hai Thủy, cô út My, còn cậu ba thì thôi chắc ông bỏ thí cho rồi. Nói cô hai, thì phải biết cho tường tận, cô hai được mọi người trân quý lắm đa. Đối với ông hội đồng không có chuyện trọng nam khinh nữ. Từ chuyện mần ăn đến chuyện lớn nhỏ trong nhà ông đều giao cho cô hai. Cô có mấy năm du học bên Pháp rồi mới trở về giúp cha má tiếp quản sự nghiệp. Cô cũng là người thấu hiểu trước sao, thuế má của bọn tá điền từ ngày cô tiếp quản cũng đều giảm xuống. Bà con trong vùng làm ăn được mùa thì cũng coi như là đủ sống. Không phải bị thiếu ăn, hay đói khổ. Người ăn kẻ ở trong nhà cô cũng đối xử tử tế. Mà cô Thủy hiểu được nhiều chuyện mần ăn lắm đa. Chuyện mần ăn với mấy người Tây cũng là một tay cô gánh vác. Trên tỉnh có ông Quan Ba, rồi mấy ông Thống đốc đến Đô đốc, đều muốn tìm đến mà tính chuyện mần ăn lâu dài với nhà hội Đồng Mâu và cô hai. Bởi vậy mà cô nức tiếng gần xa của cả cái chốn Nam Kỳ Lục Tỉnh này.
[...]
- Thủy, ăn nhiều một chút, cha thấy bây ốm lắm rồi nghen.
Ông hội vừa gắp thức ăn cho cô, vừa dặn dò. Ông là ông xót, cái thân con cái mần chi quần quật suốt ngày. Từ dạo đi học ở Pháp về, chuyện mần ăn trong nhà một tay cô gánh vác. Có khi ông thức sớm uống trà, ngó trong phòng cô còn sáng đèn. Ông tưởng cô cũng thức sớm như ông, không mấy bận tâm. Lâu dần ông mới biết công chuyện nhiều cô phải thức trắng đêm mà làm. Nghĩ đến đó đã đau hết cái dạ người làm cha.
BẠN ĐANG ĐỌC
Một Dạ Thương Mình [BH] Thủy Ly _ [Thuần Việt]
Random"Kết không hay, mn đừng chờ đợi" ___________ - Mình ơi... - Một dạ này tui chỉ để thương mình! ____________