Chương 58: Hợp tấu [Ly tỷ tỷ là người xinh đẹp nhất]

882 51 1
                                    

Trên sân khấu của Tâm Nguyệt phường, tấm lụa màu đã được kéo vào, sân khấu rộng lớn sạch sẽ không chút vật trang trí dư thừa nào.

Vừa đến giờ thìn, bên trong Tâm Nguyệt phường không còn chỗ ngồi. Nhạc Như Tâm đã lâu không lên sân khấu biểu diễn, đàn tranh của nàng đối với người am hiêu âm luật mà nói là âm thanh tuyệt diệu hiếm có.

Giờ thình một khắc, Nhạc Như Tâm với mái tóc mây vấn lên cao bước lên sân khấu:

"Chư vị, hôm nay Nhạc Như Tâm ta lên đài là vì tế người tỷ muội tốt của ta-Diêu Sơ Tuyết. Mặc dù Sơ Tuyết đã không còn nhưng đã có nữ nhi của nàng thừa kế y bát*. Đêm nay ta sẽ cùng nữ nhi của Sơ Tuyết một lần nữa hợp tấu 'Lưu Ly dạ'. Đa tạ chi vị đã ủng hộ."

* Y bát (áo cà sa và cái bát của thầy tu): vốn chỉ áo cà sa và cái bát mà những nhà sư đạo Phật truyền lại cho môn đồ, sau này chỉ chung tư tưởng, học thuật, kỹ năng ... truyền lại cho đời sau

Mọi người vỗ tay không ngớt vì kinh ngạc trước gương mặt xinh đẹp của Cố Ly. Trước đây có khoảng thời gian Cố Ly ở Tâm Nguyệt phường biểu diễn nhưng đều có tấm lụa mỏng che lại, khách khứa cũng không nhìn thấy diện mạo thật của nàng. Lúc này được nhìn thấy nàng ôm tỳ bà ngồi trên sân khấu dưới ánh đèn sáng trưng, cúi đầu thu liễm ánh mắt. Trên dung nhan như sương tuyết không hề trang điểm, trong trẻo thuần khiết, dưới ánh đèn xinh đẹp như tiên hoặc ma mị không càng không chân thật.

Tiếng hít thở bốn về vang lên, Tần Tê nhìn xung quanh, nàng kiêu ngạo hất cằm, Ly tỷ tỷ của nàng xinh đẹp nhất!

Dây đàn tranh chuyển động, tiếng tỳ bà nối gót vang lên. Khúc thứ nhất 'Lưu ly dạ' mở đầu 'Đêm Sơ Tuyết'. Khúc này được tạo nên từ bầu không khí đêm yên tĩnh an bình. Tiếng tỳ bà cùng đàn tranh hợp tấu, sôi nổi nhưng không loạn, nhanh nhưng không vội, một khúc lên-xuống, một khúc chậm-nhanh, lại một khúc nhanh-chậm, một mạch làm người ta cảm thấy bóng đêm như nước, an tĩnh thanh tịnh.

Tiếng đàn tranh cùng khoái bản* bất chợt lên xuống, trực tiếp tiến vào khúc thứ hai 'Mộng bình sinh'. Tiếng tỳ bà du dương thánh thót, tiếng đàn tranh uyển chuyển êm tai. Người trong mộng trải qua đại hỉ đại bi, lúc tỉnh ngộ liền quý trọng tất cả trước mắt, không hề theo đuổi những hoang tưởng vô căn cứ.

*Khoái bản (快板): loại phách 6 lá. Những thanh phách được buộc lỏng vào nhau bằng dây xen kẽ những đồng xu kim loại. Nó được sử dụng trong khoái bản thư - một hình thức kể chuyện truyền miệng phổ biến ở miền bắc Trung Quốc. Nó là loại hình thức hát nói tương tự vè của Việt Nam.

Lúc tiếng đàn tranh ngừng lại, khúc thứ ba 'Tâm như nước' là khúc độc tấu của tỳ bà. Nhạc Như Tâm đặt hai tay lên đàn tranh, quay đầu nhìn Cố Ly một mình diễn tấu ở bên cạnh. 'Tâm như nước' thể hiện nghệ thuật đêm dài đằng đẵng, cõi lòng bình thản. Từ khúc này lấy trường âm* của tiếng tỳ bà luân phiên kết hợp thủ pháp điều âm để thể hiện điều đó. Dáng vẻ ôn hòa điềm tĩnh, ngón tay linh hoạt khuẩy dây đàn, không hề có chút cảm giác mệt mỏi chậm chạp. Từ góc độ của Nhạc Như Tâm quan sát thì cả người Cố Ly dường như phát sáng.

[BH_CĐ_Hoàn] Quận chúa muốn sủng thê_Liễm ChuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ