Kì 8: Tâm lý xã hội - Tại sao chúng ta dửng dưng trước nỗi đau

5.7K 224 3
                                    

Nguồn: Psychology by David Myers, 9th edition.

Dịch và trình bày: Hải Đường Tĩnh Nguyệt 



Vào ngày 13 tháng 3 năm 1964, một tên vốn đang theo dõi bỗng nhiên không ngừng đâm Kitty Genovese và cưỡng bức cô ngay trước căn hộ của Kitty ở Queen, New York lúc 3:30 rạng sáng. "Ôi trời ơi, hắn đâm tôi!" Kitty thét lên như thế, "Có ai đó không, giúp tôi với." Cửa sổ hé mở và đèn bật sáng, có ít nhất 38 người nghe thấy tiếng kêu cứu của cô. Kẻ tấn công cô vội chạy đi nhưng sau đó  quay lại và cưỡng bức cô thêm lần nữa. Cho đến khi hắn đã thật sự trốn đi thì mọi người mới bắt đầu gọi cảnh sát. Lúc đó đã là 3:50 sáng.



Ngày nay trên báo đài, chúng ta gặp không ít các trường hợp có người bị tấn công  ngay chốn đông người nhưng không người nào nguyện ý dừng lại giúp đỡ, ngay cả một lời hỏi thăm cũng không. Gần đây trên Facebook lan truyền một video do một diễn viên nổi tiếng người Ấn Độ đóng. Anh giả trang thành một người bị thương rất nặng và kêu gọi sự giúp đỡ của người đi đường, không một ai dừng lại. Hàng chục chiếc xe ô tô lái ngang qua một người đầy máu, gương mặt hằn đầy sự đau đớn và van lơn. Không một chiếc xe nào dừng lại, một tiếng đồng hồ trôi qua. Anh gục ngã trên đường và đến lúc ấy mới có người đến xem thử trong khi bệnh viện chính cách nơi anh nằm không đến 1km.

Chúng ta hẳn vẫn còn nhớ vụ em bé người Trung Quốc bị xe tải đâm phải , nằm ngất xỉu ngay bên lề đường một khu chợ đông đúc có hàng trăm người qua lại. Vẫn không một ai buồn đến xem cô bé có làm sao không, không ai buồn đến nhắc cha mẹ cô bé. Đến khi cô bị một chiếc xe thứ hai cán qua, và được một người hốt rác bồng lên và đưa đến bệnh viện thì mọi người mới bắt đầu có phản ứng.

Có người hỏi, phải chăng đạo đức xã hội đã suy đồi đến mức như vậy? Phải chăng xã hội càng đi lên thì con người càng trở nên máu lạnh và vô lương tâm?

Để tìm câu trả lời cho những vấn đề nhức nhối này, hai nhà tâm lý xã hội học đã thực hiện thí nghiệm ngay tại phòng nghiên cứu của họ ở một trường đại học. Sinh viên của trường tham gia một cuộc thảo luận qua bộ đàm. Mỗi người được ở trong một phòng nhỏ và chỉ người nào bật microphone lên thì mới nghe được người khác nói gì. Một trong những sinh viên này là người thực hiện thí nghiệm. Khi đến lượt mình, anh khiến giọng mình nghe như người bị động kinh và kêu cứu. Kết quả sẽ như thế nào?

Những người tin rằng chỉ có mình nghe được tiếng kêu cứu thì nghĩ rằng mình phải chịu trách nhiệm và họ chạy đến giúp nạn nhân. Còn những người nghĩ rằng người khác cũng nghe thấy tiếng kêu cứu như họ thì hành động y như những trường hợp mà tôi nêu trên, mặc kệ.

Hai nhà tâm lý học Darley và Latane lý giải rằng chúng ta chỉ giúp người khác nếu trường hợp tai nạn khiến chúng ta, thứ nhất , chú ý đến nó, thứ nhì, phân tích nó thành trường hợp nguy hiểm, cấp cứu, và thứ ba, cho rằng chúng ta có trách nhiệm giúp đỡ.

Vậy thì tại sao trong trường hợp của Genovese và ngay cả trong thí nghiệm trên, những người nghe được đều biết đó là trường hợp nguy hiểm nhưng họ lại từ chối giúp đỡ?

Tâm Lý Bất Thường Và Tâm Lý Tội PhạmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ