Chương 3: Mộng, những ả Đào Nương.

479 46 0
                                    

Ngày hôm sau, ta vẫn ôm đàn ra nơi cũ, trải tấm chiếu mà i a hát mấy câu. Cho dù khách nhân có đến hay không, cho dù có ai cho ta hào nào hay không, ta vẫn phải đàn, vẫn phải hát cho hết kiếp này, coi như là cái nghiệp đã bám vào mình. 


Ta cứ hát, cứ đàn, tay ta đau nhói, còn giọng lại khàn đi. Ta bật cười, thấy mình như con cuốc, buồn một nỗi, nó nhớ nước thương nhà, oán hờn không tan, còn ta, ta lại chẳng biết, mình đang buồn cái gì.


Khi tà dương sắp chôn mình xuống phía Tây, vị khách nhân ấy vẫn chưa xuất hiện. Ta cũng không lấy làm hy vọng gì cả, chuyện chẳng muốn kể, còn người chắc gì đã muốn nghe, chẳng qua là vô tình gặp nhau mà thôi. Ta lẳng lặng thu vén mấy hào trên chiếu. Có lẽ ta nên về nhà sớm một chút.


Đào còn chưa kể chuyện mà.


Tiếng một khách nhân vang lên dịu dàng. Ta mắt tuy kém nhưng tai còn mấy phần minh mẫn, nghe ra giọng nói của vị khách ngày hôm qua. 


Lại ngồi xuống.


Khách quan muốn nghe chuyện gì?


Chuyện của hôm qua.


Ta cảm thấy có chút gì đó trong mình không ổn, ta sợ phải kể tiếp câu chuyện ấy. Phải, ta sợ chính câu chuyện mà ta đã kể mà chẳng vì sao cả.


Chuyện khác được không?


Vẫn chuyện tuyết nguyệt phong hoa chứ?


Khách nhân tỏ ý cười.


Có lẽ.


Ừ.


Ta mập mờ nhìn xung quanh, trời chiều đã sậm màu. Đám trẻ con tụ tập ra đường chơi ô quan cũng đông hơn, cái giáo phường bên cạnh tay cũng bắt đầu chuẩn bị mở cửa đón khách. Ta bỗng nhớ, có những chuyện, không vui mà cũng chẳng buồn.


Tiếng đàn hòa quyện vào thinh không...

***

"Có người từng nói, một ngày làm con hát, thì hết kiếp cũng phải làm con hát, thậm chí đến con cháu đời sau cũng phải làm con hát. Cái nghiệp nó quấn lấy người thì người làm sao mà dứt cho được. Nhưng những chuyện này về sau nàng mới biết. Chứ lúc này, con bé Sen không cảm thấy có gì là không hay.


Mặt quẹt lên mấy vệt lọ đen, đôi mày cong cong hàng ngày xếch lên, khuôn mặt mấy phần tinh nghịch trở nên cay độc. Con bé chừng 11, 12 tuổi phe phẩy cái quạt mo trong tay, chỉ trỏ.

Long Thành cầm giả caNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ