Chương kết

544 53 10
                                    

Những ngày sau đó, vẫn là những ngày sau đó, người ta không còn thấy đào hát già ôm đàn ngồi gẩy ở góc chợ nữa. Có người nói bà đi biệt xứ, có người nói bà bị bệnh nên về quê chữa trị, lại có người nói bà đi đến một nơi khác kiếm sống, cũng có người nói, bà, đã chết. Nhưng người ta đều nghĩ, ở cái Long thành phồn hoa này, dù thế nào cũng không phải nơi dành cho một bà già đã ở tuổi gần đất xa trời kiếm sống.


Những thời, những thế, những cuộc loạn ly, xoay hết mấy vòng, lại trở lại là của hôm nay. Người ta nói, chuyện của đời người, có khi nên biết, có khi lại nên để thời gian vùi lấp tất cả.


Người ta lại nói, Đào Nương không có tâm, chứ mấy ai biết, tim nàng gửi chỗ người ta.


Rồi những ngày sau đó, vẫn lại là những ngày sau đó, một bài thơ xuất hiện ở Long thành khiến không ít người say mê, cũng không ít người truyền miệng, muốn tìm tung tích tác giả nhưng vẫn trước sau vô vọng.


Người ta bắt đầu xót thương cho nhân vật chính của bài thơ, một phận má hồng từng vang danh khi xuân còn thắm; khi xuân tàn, phấn phai, chẳng thắm lại.


Bài thơ được đề tên là : "Long thành cầm giả ca"


Thành Thăng Long nhớ từ thuở nọ

Bậc giai nhân tên họ ai hay

Ðàn cầm thánh thoát mấy dây

Khắp thành quen miệng gọi ngay Nàng Cầm

"Cung Phụng khúc" xưa ngâm trong Nội

Phổ nên chương tiếng nổi một thời

Nhớ ngày đương độ vui chơi

Giám hồ yến tiệc gặp người tài hoa

Tuổi hăm mốt nõn nà lộng lẫy

Gió xuân êm hây hẩy bông đào

Men tô duyên não nùng sao

Nỉ non năm tiếng thấp cao tuyệt vời

Theo tay ngọc lòng người ủ rũ

Tiếng bổng trầm to nhỏ miên man

Khoan như gió lướt thông ngàn

Trong như tiếng hạc lạc đàn kêu sương

Mạnh như sấm phũ phàng xé đá

Tiến Phúc bia nổ phá ầm ầm

Buồn như khúc Việt ai ngâm

Nỗi lòng Trang Tích âm thầm mà đau

Ðiệu êm ấm nghe lâu chẳng mỏi

Chính khúc này đại nội triều xưa

Tây Sơn quân tướng thẫn thờ

Ngả nghiêng đến sáng còn chưa thỏa lòng

Quăng lụa thưởng tây đông tíu tít

Vàng tựa bùn cứ việc vung tay

Công hầu hào khí đua say

Ngũ lăng niên thiếu một bày sá chi

Dạo khúc xuân diễm kỳ lả lướt

Băm sáu cung thánh thót xinh xinh

Tràng An treo ngọc liên thành

Phẩm cao vô giá, tài tình riêng ai

Thoảng hai chục năm trời từ đấy

Tây Sơn thua, ta trẩy Nam Hà

Long Thành gang tấc còn xa

Ðiệu xưa nhớ mấy cũng là đành thôi

Tuyên phủ sứ lại mời dự tiệc

Thiếu chi người mày biếc má hồng

Cuối bàn phảng phất não nùng

Một nàng đầu tóc hình dung bơ phờ

Mình gầy võ mày thưa duyên nhạt

Ai biết nàng oanh liệt xưa kia

Khúc đâu lệ chảy đầm đìa

Khiến người nghe những đê mê xót thầm

Chợt nhớ lại bao năm chuyện cũ

Từng bên ai vui thú hồ xưa

Thành tàn duyên cũng xác xơ

Ngậm ngùi mấy cuộc biển mờ dâu xanh

Rồi một sớm bại thành là thế

Cảm khúc ca trời để một người

Trăm năm một thoáng bao dài

Ngậm ngùi chuyện cũ cho đời buồn đau

Ở Nam về, mái đầu đã bạc

Người đẹp xưa cũng khác hình xưa

Giương đôi mắt ngó mà mơ

Thảm thay ai biết bây giờ là ai

Hết


[1] Bắt đầu từ 21h đến 23h, theo ý ở đây là rất khuya.


[2a], [2b], [2c], [2d], [2e], [2f]


Các thuật ngữ dùng trong hát ả đào, có thể tham khảo google :v


[3] Ngẫu thành (I), Nguyễn Trãi.


Dịch nghĩa:


Cuộc đời là sự dư thừa của giấc mộng kê vàng


Khi bừng tỉnh, muôn việc hết thảy đều rỗng không


Chuyện xưa chàng Lư sinh hỏng thi về ngang quán trọ được chủ quán cho mượn gối để nằm ngủ, khi ông đang bận nấu nồi kê. Lư sinh nằm mộng thấy mình thi đỗ tiến sĩ làm quan to. Sau vì dâng sớ hạch tội gian thần bị cách chức trở về quê. Đến đó Lư tỉnh dậy mới biết là nằm mộng mà nồi kê vẫn chưa chín.


[4] Ca dao.


[5] Truyện Kiều, Nguyễn Du


Note: Giai đoạn lịch sử được đề cập trong "Long Thành cầm giả ca" là giai đoạn từ cuối thời Lên trung Hưng đến khi nhà Nguyễn lên nắm quyền (khoảng từ năm 1780 đến năm khoảng năm 1880), đây là mốc thời gian chung của truyện chứ không phải của nhân vật.

Long Thành cầm giả caNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ