2

167 9 0
                                    

Kí ức của Oksana dừng lại ở âm vực sâu nhất của dây đô.

Tiếng vĩ chà vào mặt dây kim loại, mang theo âm hưởng dài và gần như trầm uất, khiến bóng tối rung lên từng đợt. Người giữ vĩ kéo thêm một nốt nhạc cuối cùng, dự đoán là để giai điệu rơi xuống trường vực thấp nhất; như cố tình vẽ lên một cái kết hụt hẫng giữa chừng và không kịp để người nghe hoàn hồn khỏi một nốt pha rất dài cài cắm ở đoạn nhạc quãng trước. Phải đến khi bản nhạc đã kết thúc quá một phút, và Oksana lúc này cũng phải mất thêm lưng chừng ba mươi giây có lẻ mới có thể thực sự nhận ra tiếng kéo vĩ không còn đi lên hay kéo xuống nữa. Mọi chuyện chóng vánh đến đáng nghi ngại.

Sự kết thúc đột ngột của màn trình diễn lại như một bản giao hưởng trong suốt cấu thành từ thủy tinh và kim cương, dễ dàng mang theo dụng ý của người cầm bút mà có những nét họa tương đối tương đồng với một phần ngắn ngủi trong cái lịch sử đằng đẵng của cái kết của văn học nước Nga. Ở một thời điểm cụ thể, giai điệu óng ánh lên hình hài nước Nga La Tư ở một đoạn thời gian bất kì không ai hiểu rõ, và không mất đến vài giây nữa khi bản nhạc dừng lại ở một cung thể sol giáng, hình dáng Ngự Lâm quân hào hùng hỗ trợ những vị lãnh đạo đời đầu để giành lấy một phần tốt đẹp hơn cho cuộc sống của người dân từ tay các công quốc xa bờ gần biển lại như có như không hiển hiện trước mặt người nghe. Mà đằng sau khoa học vốn là học, đằng sau trường sử vốn là trường nhạc; nên Oksana nhắm mắt và thầm nhủ; rõ ràng cái cách Dostoevsky điểm từ cao độ ngỡ ngàng đến khoảnh khắc gã ta để nhạc điệu rơi xuống tận cùng của đáy âm này rõ ràng không phản ánh hai dấu mốc niên đại kia, mà ít nhiều có lẽ là đang định hướng tới quá trình phản ánh thời kỳ Sa hoàng suy thoái, một chi tiết được khoanh tròn bằng bút đỏ rất chói mắt trong quyển sách đã được mở đi mở lại nhiều lần trên bàn làm việc của gã (1). Với giai điệu chông chênh của một bản nhạc không dấu chấm mà cứ thế tùy ý kết thúc, lá cờ quân chủ giữa bầu trời Nga không một gợn nắng bị xé rách bỗng cứ thế tự nhiên hiện ra trong một thoáng xa thoáng gần, khiến thế giới bị đảo lộn triệt để và đầy rẫy những bất an vô cớ; vì đi kèm với an toàn là đánh mất tự do, mà đi kèm với giải phóng là sự tự chăm lo cho chính mình.

Nguyên lí này càng được thể hiện rõ ràng hơn cả với nước Nga trong chiều dài lịch sử từ một quãng sông lạnh, cụ thể hơn cả, giống cái cách các quần thần đã gào khóc không thôi mỗi lúc không có người kế thừa nào của các Nguyên Đại công tước xa xưa có thể ngồi lên cái ghế Sa hoàng trống huơ trống hoác và chịu trách nhiệm cho cả một quốc gia, nên họ đã vạ vật chán chê và ném cho đoạn thời gian đó cái tên "thời kỳ vô cùng tận hỗn độn" khỉ không có ai sẵn sàng nói cho họ biết rốt cuộc mặt trời có tồn tại dưới nền tuyết thật hay không. Nhưng khi lá cờ mang chức danh đại diện cho nền quân chủ chuyên chế đã tồn tại ngót nghét những rơi xuống nền lót thạch đá cung điện Kremlin, cháy trong mồi lửa chất lên từ đủ loại xương xẩu và thịt da bầy nhầy, người ta hào phóng hơn cả và cắt ngang đoạn nhạc những tưởng là sẽ chẳng bao giờ kết thúc, hô hào một thế kỉ mới đầy tươi đẹp dù có người đã sớm biết nguyên lí lịch sử rồi sớm muộn cũng sẽ lặp lại. Có thể gã người Nga mang dụng ý, nếu một bản nhạc không có cái kết chu toàn thì có lẽ sẽ luôn luôn kéo thính giả xuống tận cùng của tuyệt vọng, cũng có thể chỉ là Dostoevsky tùy hứng vẽ lên một bức tranh từ mùi sơn dầu còn nồng trong chính tâm tưởng của gã, về một quá trình chỉ có thể không ngừng rơi xuống chứ tuyệt nhiên chẳng bao giờ đi lên (2).

[BSD] Ya'aburneeNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ