vii.

98 29 3
                                    

Tuy biết rằng nhà này ông Thôi luôn là người mở lời giải quyết công việc đầu tiên nhưng bà Kiều không thể kiềm chế được sự tức giận

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Tuy biết rằng nhà này ông Thôi luôn là người mở lời giải quyết công việc đầu tiên nhưng bà Kiều không thể kiềm chế được sự tức giận. Đoạn bà đứng dậy, trỏ thẳng mặt mắng như xối nước vào người đang quỳ ở dưới sàn, đôi mắt anh đào tự khi nào đã dạt dào sự căm phẫn.

-"Mày là đứa ở chợ Phan đã đánh cậu cả nhà bà đúng không? Mày có biết một vết bầm của Tú Bân đủ khiến mày thân tàn ma dại không? Hử cái thứ mèo mả gà đồng ti tiện. Mày rặng có nhìn lại thân phận rẻ mạt của mày khi đánh cậu không?"

Lần đầu thấy bà Kiều nói chuyện hung hăng đến như thế, cái Tý bên cạnh không dám ho he một lời can ngăn, phần cũng tại nó biết xót cậu cả Bân nữa, cứ mặc cho bà mắng. Ông Thôi vẫn luôn yên lặng, lúc này mới lên tiếng. Ông chẳng muốn vì việc này mà bà Kiều động tâm.

-"Ngẩng đầu lên nhìn ông hẵng"

Như còn rụt rè, anh không động đậy mặc cho người vừa nói chính là ông Thôi làng Kỳ uy nghiêm. Thằng Huân bên cạnh ông chướng mắt từ lâu, nó gào lên.

-"Thằng kia, mày so gan với ai? Ông gọi mà mày cứ im thin thít thế à?"

Đoạn như tức quá, nó toan chạy ra đá cho người một cái mà bị ông Thôi liếc. Lúc này anh mới e dè ngẩng đầu, gương mặt sất sát độc những máu me và vết tím tái đã thâm đen, trông mà kinh hồn. Cái Nhen núp sau lưng bà Tư ở góc nhà vừa thấy như muốn chạy vụt ra giếng nôn ọe. Thật may mắn, hôm đấy người giải anh đi là lính tuần đã nhanh chóng gỡ mụ đàn bà kia ra, không để cho mụ đánh chết đứa trẻ đáng thương. Những ngày ở trong nhà lao, anh vẫn luôn dày vò vì đã ăn cắp, hơn hết là nghe loáng thoáng được thiên hạ truyền tai người mình vô tình phản kháng hôm đó là cậu cả Thôi Tú Bân phủ ông Thôi. Thế là lo lắng chồng chất lên lo lắng, anh sợ ngày mình được đưa ra khỏi bóng tối càng xa, vậy mà được vài buổi đã có kiệu người đến hùng hổ đưa đi.

Ngay lúc này, anh cũng chẳng tin được mình đang ở phủ ông Thôi, trước mặt là ông Thôi và bà Hoàng Kiều. Vừa khi lại bị bà Kiều mắng, thầm nhủ đúng là người có học, người ta mắng tái cả lòng mà nào có cần phải tục tĩu. Ông Thôi cũng khẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy gương mặt kia, nhưng ông không muốn kéo dài thời gian.

-"Thằng Huân. Mày đi gọi cậu Bân lên cho ông, tuyệt đối cấm cậu không dắt cậu Khuê theo, rõ chưa!"

Thằng Huân tất tả chạy đi, ông Thôi mới lại nhìn anh.

-"Ông sẽ không kêu người giam mày vì u mày cũng là nợ quèn nhà ông. Thế mày tên là chi?"

-"D..dạ bẩm..c-con là...Nghiên Thuân"

Vừa hay cậu Bân cũng lên, cúi người chào thầy u mới lặng lẽ liếc nhìn anh. Nghiên Thuân vừa thấy cậu bước đến lập tức gục mặt xuống đất. Nó vừa thẹn vừa sợ khi phải gặp lại cậu. Ông Thôi lẫn bà Kiều đều dịu lòng hơn khi thấy cậu Tú Bân.

-"Cậu nhìn cho thầy, kia có đúng là người đã đánh cậu tại phiên chợ hôm ấy chăng?"

Tú Bân lướt qua nhìn. Cái dáng người gầy nhom hốc hác thế cả cái làng này thiếu gì người, cả cái bộ quần áo rách tả tơi bẩn thỉu ấy nữa lại càng không hiếm. Nhưng khi nãy, cậu chạm mắt với anh liền nhận ra đây là ai rồi. Thoáng thấy cậu gật đầu, ông Thôi nói tiếp.

-"Nếu đúng thì thầy cho cậu toàn bộ quyền hành. Cậu muốn làm gì người ta sao đều theo cậu"

.

Ở dưới xuôi, người ta còn đang mải chế giễu cái lán chòi rách nát ở góc chợ Phan. Chế giễu cái sự nghèo túng thảm hại mà đâu đâu cũng thấy ở làng Kỳ này, nhưng tại cái xó ấy thì thảm thương hơn chút. Nghe bảo con ả Tuệ Lam ở cái chòi rách ấy không biết tha phương tận đâu mà ôm cái bụng chửa lần mò đến cái làng Kỳ, ngày đêm ngả nón xin cơm. Người đời cũng lạ, suốt ngày nhục mạ ả khi ả xưng tên, rằng mày có thấy xứng không khi cái tên của mày lại đẹp hơn cả cái thân phận của mày. Có phải a dua muốn nói với thiên hạ thứ duy nhất không bần cùng chính là cái tên ả chăng. Bị mắng nhiếc nhiều, ngày đầu Tuệ Lam còn khóc, còn buồn lòng, sau thì như quen toe toét cười trả. Buổi thu năm ấy, ả trở dạ, người ta sao có thể thấy khó mà không giúp nên một chân một tay đỡ đẻ hộ, ả sinh ra một thằng nhóc kháu khỉnh. 

Từ ấy thì sự rẻ mạt không những đeo bám con ả mà còn lây lẫn sang đứa bé vô tội. Vẫn là cái nón rách được thêu những đài sen kiều diễm mà người ta đinh ninh rằng do ả cắp được của một phu nhân giàu có nào đó, Tuệ Lam ôm con ngồi ở đầu chợ. Ban đầu cũng lắm kẻ thương tình hai u con nên vứt cho vài hào lẻ đủ cho ả mua cái bánh bột mốc ăn, nhưng dần dà họ quay ra dẩu môi. Ả cũng đang độ sức dài vai rộng mà không ham lao động kiếm miếng cơm vào mồm, cứ lê lết bế con đi xin ăn vậy mãi không cảm thấy nhục nhã với thiên hạ. Hay đã quen với việc chát bùn lên mặt, lên danh dự nên mới không cảm thấy hổ thẹn chăng? Nào có biết ả cũng từng dốc sức làm ăn nhưng bị lừa một vố điếng người, tiều tụy cả u lẫn con một thời. Một ngày nọ, mấy thằng ranh ở đâu hung hăng xổ vào cái lán nhỏ siết nợ, chỉ thấy mỗi thằng bé đang nắm khư khư lấy cái xác co quắp của u nó một góc lán ít ủ dột. Cái mùi hôi thối đã ám cả lên bộ quần áo chật ních của đứa trẻ nhưng nó vẫn cứ thủ thỉ những lời dịu dàng. 

Thế là con ả Tuệ Lam chết rồi, người đời bớt đi được cái gai trong mắt.

Đứa bé lớn lên với một tương lai mịt mờ như thế. Chẳng được dạy bảo đàng hoàng, nó hành xử khác gì lũ du côn, chỉ lăm le đi cướp giật hại người. Thế mà lại sống lỗi được mãi chăng?

.

Ngọn đèn dầu hắt hiu ánh sáng ít ỏi lên gương mặt Thái Hiện. Bây giờ chắc tầm khuya khoắt lắm rồi mà cậu vẫn ngồi học bài. Khương Thái Hiện ấy hả, cầu tiến cực kì. Cậu đang nuôi ước mơ sau này sẽ ra nước ngoài du học, sau đó thành công trở về nối nghiệp thầy Khương. Nhìn ánh lửa bập bùng, trong lòng cậu bỗng dưng nhớ lại câu chuyện thuở chiều nay. Thế là Thái Hiện gấp sách, xỏ đôi guốc gỗ lộp cộp đi lên nhà. Cậu khéo léo vén tấm mành để ti hí nhìn vào bên trong. Thấy thầy Khương vẫn còn thức, cậu mới nhỏ giọng.

-"Thầy ơi, cho con hỏi ít chuyện được không?"

Gương mặt hiền từ của ông Khương nhìn đến, thấy cậu ấm đang e ấp bên ngoài thì gật đầu. Thái Hiện bước vào, cậu lựa chỗ ngồi bên mạn giường gần với ông nhất.

-"Thầy đã nhận thêm ai vào lớp ạ?"


tg - sj ; sau rặng tre làngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ