Tôi là con của Doãn Trọng Hân.
Nhưng ông không phải cha ruột của tôi, tôi biết điều đó. Những người hàng xóm thường trêu đùa, lời ra tiếng vào về sự thật ấy. Tôi không mấy để tâm.
Vì tôi biết ba thực sự thương tôi, kể cả dòng máu của ông không chảy trong huyết quản của tôi, chúng tôi vẫn là người một nhà. Một tay ba nuôi nấng tôi từ thuở tôi còn đỏ hỏn, nhận tôi về từ cô nhi viện, một mình 'Gà trống nuôi con' đến nay là 10 năm ròng rã. Ba là người vĩ đại nhất đối với tôi. Không phải vì ông làm được những điều lớn lao phi thường, mà là vì ông đã nhẫn nại thương yêu đứa con không cùng huyết thống là tôi. Khi tôi chập chững những bước đi đầu tiên, tôi không sợ vấp ngã vì luôn có vòng tay ông ở đó. Khi tôi đến trường, ông cũng là người nắm tay tôi trong ngày đầu tiên của lớp một. Hay khi tôi mắc lỗi, ông luôn mỉm cười dịu dàng. Nhìn ánh mắt ông trìu mến, lòng tôi an toàn đến lạ và ông cũng chưa bao giờ trách mắng tôi nặng nề cả.
Tôi từng thắc mắc tại sao người hoàn hảo như ba–một vị bác sĩ tài ba lại không kết hôn với người con gái nào và lập gia đình. Chưa một lần tôi thấy chiếc nhẫn cưới hay tấm ảnh nào của ba đứng cạnh với bất kỳ người phụ nữ khác. Cũng có lần bản thân hỏi ba rằng người chưa từng cảm nắng ai sao, cuối cùng chỉ nhận lại một nụ cười thật hiền và cái xoa đầu yêu từ ông.
'Hẳn Người đã chôn chặt trái tim mình cùng lý tưởng cách mạng, để một lòng hy sinh chiến đấu cùng tổ quốc mà quên đi những cảm xúc riêng tư của bản thân'
Tôi quyết định không hỏi gì thêm, vì có thể ba không muốn nhắc đến điều đó.
Không phải là vị chỉ là một vị bác sĩ bình thường, ba còn là một vị bác sĩ đã từng phục vụ trong kháng chiến. Tôi thích nhất là được đắm chìm trong những câu chuyện ba kể về thời kháng chiến. Ba Hân là sinh viên của trường Đại học Y Hà Nội. Ông đã tự nguyện rời xa không gian bình yên của tuổi học trò, dưới sự an toàn bảo bọc của mái trường mà quyết tâm quyết tử cho tổ quốc sinh, tham gia vào mặt trận giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ba kể say sưa về những câu chuyện của thời kháng chiến. Những câu chuyện thời đó tuy khó khăn đủ đường nhưng tràn đầy tiếng cười, là một bức tranh đa màu, nơi mà những khoảnh khắc hài hước giản dị đời thường đan xen với những gian nan thử thách nghìn trùng. Những người lính, y bác sĩ, và cả những người nông dân chân lấm tay bùn cùng nhau trải qua muôn vàn khốc liệt, dẫu vậy trên khuôn mặt họ luôn rạng rỡ nụ cười, vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan và đầy ắp hy vọng.
Giữa những cuộc hành quân dài ngày, nơi từng bước chân đều mang nặng sự mệt mỏi và lo lắng, là những lúc những câu chuyện vui nhộn và trò đùa nhỏ bé vẫn thường xuất hiện. Những người chiến sĩ thanh niên xung phong hay ngồi quây quần quanh bếp lửa, chia sẻ những câu chuyện hài hước về cuộc sống trước chiến tranh, về những lần bỡ ngỡ trong lần đầu gặp nhau, hay những trò tinh nghịch khiến ai nấy đều cười nghiêng ngả. Những tiếng cười vang lên như những bản nhạc dịu êm nhưng hào sảng vô cùng, xua tan bớt phần nào cái sự căng thẳng và mệt mỏi.
Ở trạm xá tiền phương, nơi ba tôi và các y bác sĩ làm việc không ngừng nghỉ để cứu chữa thương binh, vẫn luôn có những khoảnh khắc đáng nhớ. Đôi khi là những câu bông đùa hài hước của các bác sĩ để xóa tan cái không khí căng thẳng, khi lại đầy ắp niềm vui và xúc động khi một ca phẫu thuật thành công, hay những lời động viên đầy tình cảm của các y tá dành cho người bệnh nhân. Dù công việc căng thẳng và áp lực, nhưng những nụ cười và tình đồng đội ấm áp vẫn luôn là nguồn động viên tinh thần lớn nhất.
YOU ARE READING
[CheolHan] Những lá thư ta trao nhau giữa bom đạn khói lửa
RomanceCheolhan au kháng chiến chống Mỹ