Những luật tự nhiên và tình huynh đệ giữa nhơn loại – Hội-Thông-Thiên-Học – Lòng ích-kỷ, nền tảng của văn-minh hiện đại – Văn-minh tân-tạo do Đấng Chưởng-giáo sáng-lập, căn-cứ nơi tình thân-ái đại-đồng – Bổn phận của nhà Thông-Thiên-Học.
1- Thông-Thiên-Học là gì?
Do danh-từ mà định nghĩa, thì Thông-Thiên-Học là học cho thông suốt thiên-lý. Muốn thông suốt thiên-lý, ta phải tìm hiểu những luật đại-khái của tự nhiên, do đấng Tạo-hóa lập ra để quy-định vận-mạng của vũ-trụ và của con người. Và định-mạng của con người là đại đến sự hoàn thiện và do đó, hưởng đc chân-phúc. Nhưng nếu không đem nguyên-tắc: tình huynh-đệ giữa nhân-loại mà thực-hành thì không sao đạt đến toàn thiện được.
2 – Phải hiểu tình Huynh-đệ giữa nhân-loại như thế nào?
Theo luật tự-nhiên, tất cả mọi người đều cùng chung một nguồn gốc và cùng chung một cứu-cánh. Đấng Thượng-đế là cha chung của tất cả: thế thì tất cả đều là huynh-đệ, đều là những phần tử liên-hệ trong một đại gia-đình. Bởi thế Thông-Thiên-Học dạy con người rằng: vì sự lợi ích chung cho toàn thể, mà cũng vì hạnh-phúc riêng của cá-nhơn, mọi người phải sống chung như huynh-đệ một nhà, không nên phân biệt giống nòi, màu da, nam nữ, tôn-giáo, ý kiến gì cả.
3 – Thông-Thiên-Học có phải là một giáo-lý mới lập thành chăng?
Thông-Thiên-Học vốn đã có từ ngàn xưa và có một tên nữa là <<Đạo lý cổ truyền>>. Lại nữa, quy-điều của Thông-Thiên-Học rất là hoàn-bị, luân-lý của Thông-Thiên-Học rất là thuần-túy, lý-tưởng của Thông-Thiên-Học rất là siêu-việt, phạm vi của Thông-Thiên-Học rất là rộng-rãi, thế nên người ta còn gọi Thông-Thiên-Học là: Minh-triết-thiêng-liêng, Tôn-giáo Minh-triết, Tôn-giáo của mọi Tôn-giáo, Triết-học của mọi Triết-học, Khoa-học của mọi Khoa-học.
4 – Hội Thông-Thiên-Học phải chăng cũng có một nguồn gốc cổ-truyền như thế?
Hội Thông-Thiên-Học sáng lập vào năm 1875 để cải thiện chủ-nghĩa vật-chất thời bấy giờ, để nhắc cho đời cái nguyên-lý về tình huynh-đệ giữa nhơn-loại, để làm sáng lại những đại Chơn-lý thường tồn, mà trải qua nhiều thời-đại con người đã quên mất hoặc không còn nhận ra được nữa, và làm như thế cốt để dịn đuồng cho Đấng Chưởng-giáo (Đấng Chưởng-giáo hiện nay tức là Đứa Di Lạc Bồ-Tát) sắp lâm phàm. Ngài sẽ ra đời để giảng về tình huynh-đệ giữa nhơn-loại, giữa các dân-tộc, giữa các Tôn-giáo và kiến-thiết một nền văn-minh mới trên một cơ sở vững chắc là tình huynh-đệ đại-đồng.
5 – Thế thì nền-tảng của xã-hội hiện hữu là gì?
Là lòng ích-kỷ biểu lộ dưới thiên hình vạn trạng, mà hình-thức thông-thường hơn hết là tư lợi. Người ích-kỷ lòng dạ khô-khan và hung-bạo, chỉ sống riêng cho một mình mình, vừa là nô-lệ, vừa là nạn nhân cho tham-vọng mình. Người ích-kỷ khao-khát nhiệt-liệt, thứ gì cũng muốn thâu nhận, thứ gì cũng muốn cướp lấy, thứ gì cũng muốn tàng-trữ hầu thỏa-mãn thị-hiếu kiêu-căng, mê luyến của mình.
Chính vì tự lợi mà anh nghịch với em, người nghịch với người, giai-cấp này chống với giai-cấp khác; tư lợi hây nên tranh-đấu để sống, gây nên sự bốc lột tàn nhẫn, khêu gợi những chống-báng, gây-gổ, thù-hằn.
Khi lòng ích-kỷ biến thành tâm-trạng chung của dân chúng thì nó xui cho giống dân nầy chiến-tranh với giống dân khác, dân-tộc này chiến-tranh với dân-tộc khác, gây nên bao cảnh bạo tàn, thảm-khốc.
6 – Thế thì tình huynh-đệ giữa nhơn-loại chưa hề khi nào thực-hiện trên mặt đất nầy sao?
Tình huynh-đệ đó quả có nơi những tâm hồn cao quý rồi, nhưng chưa nảy-nở được sâu-xa trong dân gian để có thể đè bẹp lòng ích-kỷ và giúp cho công-lý cùng pháp-luật được thắng thế trong tất cả đối đãi giữa các tư-nhơn, giữa các đoàn-thể và các quốc-gia trên thế-giới. Tuy nhiên, nó cũng đã phát triển trong nhiều tổ-chức xã-hội: hội tương-tế, hợp tác-xã, các nghiệp-đoàn, hội phước-thiện, tổ chức phong xa và công-lý của xã-hội.
Ngay giữa bao hãi-hùng của chiến tranh cũng có nảy sanh những hi-sinh dũng-cảm để bảo-trợ xứ sở, gia-đình; những tận tâm rực-rỡ cho kẻ bị thương bất câu là bạn hay là thù; sự sốt-sắng giúp đỡ cho dân chúng các miền bị xâm-chiếm, để yên-ủi bao nhiêu nỗi thống khổ, để tái tạo bao nhiêu cảnh sụp đổ.
7 – Tình huynh-đệ khởi phát ở đâu?
Tình huynh-đệ khởi sinh từ trong gia-đình: dưới hình-thức tình cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, tình huynh-đệ tương thân. Chính trong gia-đình có cái ảnh-hưởng của sự mến-thương ấm-áp đó, khơi mầm cho những đức tốt có cơ nảy nở để ta đem thi-thố ra ngoài đời vậy. Gia-đình dọn đường cho xã hội: nền-tảng của tình huynh-đệ ở đó.
8 – Văn-minh tân tạo có thể thực hiện được một tiến-bộ về mặt xã-hội không?
Lẽ tất nhiên. Khi hết thảy mọi người và mọi quốc-gia đều hiểu rằng lòng ích-kỷ của cá nhơn và của quần chúng là nguồn gốc của mọi sự đau khổ, của mọi tai hại, của mọi chiến-tranh làm cho tất cả nhơn-loại phải đau-đớn, âu-sầu thì họ sẽ vĩnh-viễn tạo ra hòa-bình, thân-thiện, an-ninh; thì họ sẽ cùng nắm tay nhau chung sống. Bấy giờ, mọi quỹ chiến-tranh sẽ bãi bỏ; có công ăn việc làm và thạnh-vượng cho khắp nơi; những tô-chức phòng xa và công-lý của xã-hội sẽ khuếch-trương và dẹp được bao nỗi bần cùng, đau khổ. Dần dần sẽ thực-hiện được cảnh tượng mà năm 1789, nước Pháp đã phô bày trong khẩu-hiệu Tự-do, Bình đẳng, Đồng-bào.
9 – Thế thì, những nhiệm-vụ của kẻ hữu tâm và nhứt là của nhà Thông-Thiên-Học như thế nào?
Với hành-động để làm gương, với ngôn-ngữ và văn-chương, mỗi người phải phổ-hóa đức-dục trong dân gian, nhứt là trong hạng thanh-niên, phải vun bồi tính ngay-thẳng, lòng yêu mến công-lý và chứng tỏ rằng phương thuốc công-hiệu hơn hết cho bao nhiêu tai hại của ích-kỷ là ở chỗ thực-hành tình hữu-ái giữa nhơn-loại vậy. Thế thì, chúng ta hãy truyền bá phổ thông những giáo-lý quý-báu của Thông-Thiên-Học.
Điều cần yếu là chúng ta phải tự biết chúng ta là ai, chúng ta từ đâu mà đến và đi về đâu; phải biết mục-đích cuộc đời của chúng ta và nhiệm-vụ của con người trong vũ-trụ. Vậy, chúng ta hãy tìm học những luật tự-nhiên để có thể noi theo mà hành-động cho phù hợp với cơ Trời.