Luật Bác ái và luật Hy sinh – Quan điểm của con người, quan điểm của Thượng-đế - Thái độ của hạng thường nhơn, của hạng người tiến hóa – Tương trợ.
1 – Đại Hành vi nghĩa là sao?
Vì lòng Bác ái, Thượng-đế mới tự lấy một phần của Ngài mà làm ra thế giới. Đó là cái mà người ta gọi là Đại hành vi, là Hy sinh. Nói các khác đó là sự sống của Thượng-đế phát hiện biểu lộ một cách tự nhiên Ngài gây ra sức rung động tạo thành thế giới và luôn luôn duy trì, bảo tồn nó.
Thượng-đế hay là sự sống vốn là sự biến động, hàn hoan, hạnh phúc. Mỗi khi mặt trời mọc lên buổi sáng, mỗi khi hết đông sang xuân, trong lúc Thượng-đế rải xuống trần gian những tia sống ấm áp thì tất cả đều thức giấc, hoạt động và sinh sôi nảy nở; tất cả đều tỏ ra vui vẻ, hân hoan; tất cả đều tràn trề hy vọng và hức hẹn, hạnh phúc và thạnh vượng, con người cảm thấy tất cả đều ca hát vui mừng, cảm thấy sự sống tràn ngập trong thân thể. Sự sống đó làm cho con người sung sướng và xui khiến con người hoạt động, làm việc, vận dụng năng lực của mình.
2 – Sự sống có sanh ra những kết quả giống như thế ở mấy cõi cao chăng?
Có, và còn nhiều hơn nữa, bởi lẽ ấy mấy cõi cao ở gần nguồn sống hơn và chất khí làm ra mát cõi đó tinh vi hơn. Nhưng ở cõi trên cũng như ở cõi dưới, cũng đồng có những trạng thái như nhau: Ý chí toàn năng không có thứ gì ngăn cản được. Yêu thương thuần túy đượm nhuần từ bi vô tận: Khắp cả mọi nơi, lòng yêu thương làm chủ và chỉ ban bố ra. Không có thứ gì cao quí hơn đấng tạo hóa nữa cho nên Ngài không thể thọ lãnh đều gì cả. Ngài luôn luôn đem sự sống của Ngài, ân huệ của Ngài, của quí của Ngài ban rãi khắp Vũ trụ, và chỉ có con người nhận thức được điều đó thôi.
Nhưng con người càng được dồi dào sự sống thiêng liêng thì càng vui vẻ, càng sung sướng mà ban rãi ra. Con người càng ban ra lòng yêu thương trong sạch thì càng được hạnh phúc. Những bậc Thánh nhơn đã chẳng được gọi là những bậc được hưởng nhiều hạnh phúc đó chi!
3 – Thế thì tại sao hạng thường nhơn sợ hy sinh?
Hạng thường nhơn luôn luôn đồng hóa mình với xác thịt; mà xác thịt muốn sống thì cần phải thọ lãnh, phải lấy, phải chất chứa. Đối với hạng người nầy, thì mỗi khi có thêm của cải là càng có thêm sự sống, còn mọi sự mất mát, mọi sự biểu tặng là một sự giảm bớt, mất mát một cách đau thương, một mối nguy hiểm. Vì thế, người hà tiện nằm bên đống vàng mà vẫn khổ sở và xem của cái còn hơn mạng sống của va nữa.
Ở trình độ tiến hóa của chúng ta, chúng ta chỉ là những kẻ hà tiện, những kẻ ích kỷ, chỉ nghe đến tiếng hy sinh cũng đủ sợ hãi. Chúng ta nối liền ý tưởng hy sinh với sự đau đớn, khổ hình với sự chết. Chúng ta buộc lòng phải làm những sự hy sinh cần yếu cho những người trong gia quyến chúng ta đã là nhiều lắm rồi.
4 – Thái độ của những người tấn hóa, của người T.T.H đối với kẻ khác phải như thế nào?
Kinh sạch xưa có nói: Hãy xem mọi người có tuổi như cha người, hoặc mẹ ngươi; hãy xem mọi người đồng tuổi tác với ngươi như anh em hoặc chị em của ngươi, và mọi người nhỏ hơn ngươi cũng như con cái của ngươi vậy. Không có câu nào miêu tả luật Hữu ái và Yêu thương đúng hơn câu trên đây nữa.