Phàm nhơn và chơn nhơn – Sự liên quan giữa phàm và chơn nhơn – Hào quang – Cõi trung giới vã các khu phân trong đó – Cái vía – Vai tuồng của nó.
1 – Chỉ nghiên cứu xác thịt của chúng ta, chúng ta có thể tự hiểu biết được mình một cách trọn vẹn chăng?
1 – Hồn người, gồm có cái vía và cái trí, 2 thể này hợp với xác thịt làm ra phàm nhân.
2 – Chân nhân gồm có Thượng trí, Kim thân và Tiên thể. Chân nhân phải sanh ra, tăng trưởng và phát triển trong người của chúng ta, cho đến khi ngang hàng với Christ, trở nên <<hình ảnh giống như Thượng-đế>>. Bởi vì con người hoàn thiện sẽ có ba trạng thái của Thượng-đế: Trí sáng tạo, Lòng Từ vô lượng, Ý chí toàn năng.
2 – Phàm nhân và chân nhân có những mối liên quan mật thiết với nhau chăng?
Phàm nhân phản chiếu chân nhân một cách vụng về.
1 – Hạ trí của chúng ta hay là trí cụ thể, với quan nặng lý tính là phản ảnh lu mờ của thượng trí hay là trí trừu tượng với quan năng Trực giác.
2 – Cái vía hay là dục thể là phản ảnh vụng về, bất toàn của kim thân hay là lòng Yeu thương thuần túy.
3 – Rốt hết là xác thịt hay là thể để hành động, ý chí điều khiển nó lần lần cho đến khi nó thành một khí cụ dễ khiến.
Nhưng chơn nhơn thì bất tử, bất diệt, còn phàm nhơn với ba thể của nó thì có sanh, có sống và có chết. Phầm nhơn phải trải qua:
1 – Cảnh chết của xác thịt.
2 – Cảnh chết của cái vía.
3 – Cảnh chết của cái trí.
Chúng ta làm cho những nguyên tử của ba thể: xác, vía và trí, tiến hóa đôi chút, nên khi tan rã, các nguyên tử của mỗi thể sẽ trở về cõi của nó, và làm cho chất khí của cõi đó được tiến hóa thêm; đó là tình hữu ái lan rộng khắp vũ trụ; mỗi người trong chúng ta là một tế bào của thế giới, và vì thế, phải tham gia vào sự tiến hóa chung, và có một trách nhiệm công cộng trong đó.
3 – Cái mộng ảo to nhứt của phàm nhơn là gì?
Phàm nhân chỉ biết có xác thịt với những bản năng, những thị dục của thể nầy và những tư tưởng phát biểu những tính chất đó, nó tưởng rằng nó chính là con người. Nó tưởng nó sẽ tìm được hạnh phúc trong sự thỏa mãn tất cả những thèm thuồng và những sở vọng ở đời; nhưng những sự đó chỉ đem lại cho nó những vui thích tạm thời để rồi biến thành sự khổ não, đau đớn và chán nản. Mỗi khi tưởng đến sự chết, sự tiêu diệt xác thịt của nó là nó sợ sệt, lo rầu, vì đối với nó thì ngoài xác thịt ra sẽ không còn có gì nữa cả.
Tuy nhiên, lần đầu nó tin tưởng đến đời sống sau khi chết, nhưng chỉ khi nào nó biết được những định luật của Thông-Thiên-Học thì nó mới bước mau trên đường tiến hóa. Bấy giờ nó sẽ lần lần qui phục chân nhân và nhờ đó, nó hưởng được nhiều lợi ích và hạnh phúc hơn.