Những luật chính chi phối số mạng của con người: Luật tiến hóa, luật luân hồi, công bình, luật hữu ái, yêu đương, luật hy sanh, oạt-ma (nhân quả)
1 – Chúa Cứu thế (Cơ-đốc-Christ) đã dùng những lời nào để chỉ định của sự tiến hóa của chúng ta?
Hãy toàn thiện giống như Đức Cha ở trên trời toàn thiện vậy. Ngài cũng có thể nói: <<Như ta được toàn thiện>>. Bởi đó vị đắc pháp là Thánh Paul căn dặn tín đồ: <<Các anh hãy làm cho nảy nở đức Chúa (Christ) trong tâm các anh. Các anh hãy tăng trưởng cho đến được hoàn toàn như đức chứa>>. Nói cách khác là, hãy gấp rút, hoàn thành cuộc tiến hóa của các anh, hãy trở nên những bậc thánh nhân.
Đức Cơ Đốc và các bậc Chơn sư, đều là những người phàm và những người tội lỗi như chúng ta. Các Ngài đem hết đại hùng đại lực trong ngàn muôn kiếp để đạt sự hoàn thiện. Vậy trong vô số kiếp, chúng ta hãy theo gương mấy Ngài. Các Ngài là những bậc mô phạm, những bậc giáo sư hoàn toàn. Các Ngài đã ân cần vạch sẵn cũng thế, các Ngài vẫn dìu dắt đệ tử trên con đường đó.
Thế là luân hồi là qui kết tất nhiên của luật tiến hóa. Tất cả mọi người dầu biết dầu không, đều phải tùy quyền luật đó. Đối với những kẻ nhớ được các kiếp trước. thì luật luân hồi là một bài học thực nghiệm và rút lấy trong đó nhiều bài học quí giá. Còn đối với những kẻ khác thì luật luân hồi là lằng ánh sáng làm tan những mối ngờ vực và thắc mắc về số mạng con người.
2 – Sự nhớ được các tiền kiếp cho ta những giáo lý quí giá nào?
Điều đó chứng minh rằng:
1 – Sự chết là mộng ảo, vì sự sinh hoạt của chúng ta nối tiếp không ngừng trong cõi Trung giới và Thượng giới, nơi đó chúng ta hiểu biết và đồng hóa những kết quả hoặc tốt hoặc xấu của tất cả những sự kinh nghiệm ở cõi trần.
2 – Khi chúng ta luân hồi trở lại, chúng ta đem theo những mầm giống của tất cả những năng lực của mấy kiếp trước, của tất cả những bản năng hoặc thuận lợi hoặc bất lợi, bà chúng ta lại tiếp tục cuộc tiến hóa của chúng ta đúng ngay cái chỗ mà chúng ta đã bỏ dở.
3 – Những đau đớn, khổ não, thử thách đủ thứ hoặc sự an vui, hạnh phúc là sự thù báo tất nhiên và công bình của những hành vi trong mấy kiếp trước, và có một luật hoàn toàn, vô tư và chặt chẽ thống trị của tiến hóa của chúng ta, nối chặt tất cả những kiếp sống của chúng ta lại với nhau. Bởi vì theo thánh Paul đã nói: <<Không ai có thể xem thường Thượng-đế. Cái gì con người đã gieo thì chính cái đó con người sẽ gặt>> đó là luật <<Công bình>>.
3 – Người ta có đặt cho luật công bình những danh từ nào khác nữa chăng?
Thông-Thiên-Học gọi luật đó là Karma (cạt-ma) một phạn ngữ có nghĩa là hành động. Thật thế, chính là sự hành động của con người huy động luật đó. Thế thì có người sản xuất những <<Nguyên nhân rồi nguyên nhân đó sẽ sanh những kết quả tất chí không khi nào sai chạy. Do đó người ta mới gọi là luật nhân quả>>. Và cũng vì những lẽ đó mà người ta còn gọi nó là luật <<cảm ứng>> (chủ động và phản động) áp dụng cho tất cả mọi thế lực của tất cả các thế giới.