Tiến hóa theo chu kỷ. Những dãy hành tinh. Những cuộc tuần hoàn. Những kỳ sinh hóa. Những bằng chứng của sự tiến hóa.
1 – Sự tiến hóa của các loài có phải hoàn toàn ở trên trái đất của chúng ta chăng?
Không; sự tiến hóa tiếp diễn lần lần trên bảy bầu hợp thành một dãy hành tinh trong thái dương hệ của chúng ta (Thái dương hệ của chúng ta có 10 hành tinh, mỗi hành tinh có 7 dãy hành tinh, mỗi dãy có 7 bầu), do theo 2 đường: đi xuống (nội bao) và đi lên (tiến hóa).
Người ta gọi những bầu hành tinh đó bằng chữ A, B, C, D, E, F, G. Ba bầu thứ nhứt ở trên đường đi xuống; ba bầu chót ở trên đường đi lên. Bầu D là chỗ xoay chìu đổi hướng và chính là trái đất của chúng ta đương ở hiện giờ. Bầu A và G cấu tạo bằng chất hạ trí (matière mentale unférieure), bầu B và bầu F bằng chất trung giới (matière as-trale); bầu C, D, và E bằng chất hồng trần.
Lượn sóng sinh hóa khởi đầu phấn khởi bầu A và ở đó một thời gian, kế đó nó sang qua bầu B và tiếp tục như thế mãi cho đến bầu G là đi hết một vòng hay là một cuộc tuần hoàn (Ronde). Phải đi trọn 7 vòng mới hoàn thanh trọn vẹn cuộc tiến hóa của một dãy hành tinh. Mỗi khi cuộc tiến hóa trên một dãy hành tinh đã hoàn tất thì chơn thần của loài kim thạch trên dãy đó sẽ trở nên chơn thần của cây cỏ ở dãy kế, chơn thần của cây cỏ sang qua loài thú, và đối với mấy loài khác cũng một cách như thế. Toàn thể cuộc tiến hóa trải qua 7 vòng gôi là một thời kỳ sinh hóa (Manvantara: kiếp thành).
Khi thời kỳ sinh hóa đã kết thúc thì dãy hành tinh của chúng ta cũng chấm dứt; nó vào thời kỳ pralaya: (kiếp không): hết ngày đến đêm; đó là luật luân phiên. Ngày và đêm cũng lâu bằng nhau.
Nhưng sau khi dãy hành tinh của chúng ta tiêu tan rồi thì nguyên chất của nó sẽ dùng để tạo ra một dãy hành tinh mới, có chứa những kinh nghiệm đã qua, và nhờ đó để tiếp tục cuộc tiến hóa của nó. Như thế, do nơi sự luân hồi mà cuộc tiến hóa tiếp diễn không ngừng trong cõi vô cùng vô tận từ thời kỳ nầy sang thời kỳ khác, y theo luật bất dịch bất biến của thiên nhiên.
2 – Phải chăng một luật tiến hóa tương tợ như thế chi phối tất cả các thái dương hệ?
Phải; và cho đến trọn cả vũ trụ cũng thế. Ở khắp mọi nơi đều có những cuộc tiến hóa như thế diễn ra trong những kỳ gian rất lâu (kể cả đến cả triệu hay là cả ngàn triệu năm hoặc thế kỷ) và cứ tái đi tái lại mãi không khi nào dứt. Những kỳ gian đó gọi là <<Chu kỷ>>, nghĩa là vòng tròn.
3 – Tất cả các chu kỳ đều lâu bằng nhau chăng?
Không; những chu kỷ lâu nhứt là những <<Đại chu kỷ>>, những chu kỷ vắn nhứt là những <<Tiểu chu kỷ>>. Người ta dùng những danh từ tổng quát đó và những danh từ đặc biệt khác nữa tùy theo cuộc tiến hóa thuộc về một bầu trái đất, một cuộc tuần hoàn, một dãy hành tinh, một sự kỳ sinh hóa (manvantara) của một hành tinh hệ, một thái dương hệ hay cả một vũ trụ. Chỉ có những bậc được điểm đạo và bậc Chơn Tiên mới biết được dùng kỳ gian của những chu kỷ đó.
4 – Hiện thời cuộc tiến hóa của trái đất chúng ta đã đến đâu?
Trái đất của chúng ta hiện đương ở vào cuộc tuần hoàn thứ 4 (4è ronde), điều này có ghi rõ ở trong mỗi nguyên tử hồng trần: trong 7 sợi dây khu ốc của nó, có 4 sợi đã hoạt động.
Trong khoa học, có địa chất học cổ sinh vật học, cung cấp cho chúng ta những bằng cớ xác thực về cuộc tiến hóa của chính mình trái đất của chúng ta và của các giống thảo một, cầm thú, và các giống người đã kế tiếp sanh sống trên đó.
5 – Cuộc hành trình của chơn thần trải qua các loài trong cõi tự nhiên cũng có để dấu tích chính xác như thế chăng?
Có; thai sinh học căn cứ nơi nguyên tắc này: Trong lúc còn nằm trong thai bào, thai chủng kế tiếp có đủ những hình thể mà tiên tổ của nó đã sống qua. Trong thời gian ba tháng rưỡi sau khi đậu thai, thai nhi ban đầu có hình dạng của loài kim thạch, kế đó có hình dạng của loài thực vật, rồi đến hình dạng của động vật trước khi có hình người.
Đó là những bằng cớ chính của khoa học về luật tiến hóa và luật luân hồi? Đối với kẻ thiếu học thì bằng cớ đó chưa đủ làm cho họ tin, nhưng đủ làm cho nhà bác học và người biết suy xét được thỏa mãn.
6 – Ông Darvin có dạy những đại nguyên tắc tiến hóa của loài thú chăng?
Có; nhưng ông không có giải về sự tiến hóa của con người. Chung qui, ông chỉ xét về sự tiến hóa của vật chất hay là của những hình thể mà không suy tầm đến nguyên nhân, vốn là sự biểu hiện lần lần của sự sống tự ra sức.