phương châm kháng chiến toàn dân trong giai đoạn 1945-1954. Vận dụng?

4.9K 8 1
                                    

Phân tích phương châm kháng chiến toàn dân của Đảng trong giai đoạn 1945-1954. Vận dụng quan điểm toàn dân của Đảng ta trong công cuộc đổi mới?

Trả lời:

- Phương châm kháng chiến toàn dân:

+ Phương châm kháng chiến toàn dân “Bất kì đàn ông, đàn bà, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp’’, thực hiện mỗi người dân một chiến sĩ, mỗi làng xóm một pháo đài.

+ Cuộc kháng chiến này là cuộc kháng chiến của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của một, hai người và cách mạng chỉ giành được thắng lợi khi mà huy dộng được quần chúng nhân dân tham gia.

+ Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đấu tranh của dân tộc ta qua các thời kì lịch sử. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất . Mặt khác, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn dân thì chúng ta mới có thể đánh địch toàn diện và lâu dài.

+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát triển từng bước: Toàn dân và dân quân, du kích bổ sung cho quân đội chính quy. Dân quân nhiều làng, nhiều tổ hợp lại cùng đánh, có thể thành bộ đội du kích địa phương, bộ đội du kích địa phương tiến bộ, họp lại cùng đánh, có thể thành quân đội chính quy.

+ Từ mùa Đông năm 1948 quân ta bắt đầu những cuộc chiến đấu thắng lợi tương đối lớn ở Đông Bắc, trên đường số 4, trên mặt trận sông Thao. Đồng thời các vùng tự do được củng cố về chính trị và kinh tế. Năm 1950 đánh dấu một bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đánh dấu bước phát triển vượt bậc về quân đội. Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là chiến dịch tấn công lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là một trong những thắng lợi oanh liệt nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

- Vận dụng quan điểm toàn dân trong công cuộc đổi mới ngày nay: Toàn dân đánh giặc là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đảng ta đã biết phát huy truyền thống đó và vận dụng vào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội:

+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất: Qua các nhiệm kì Quốc hội, Đảng ta đã khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Cương lĩnh năm 1991 mới xác định xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’’ lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII. Các Đại hội VIII, IX và X đều nhấn mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, xác định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân’’ là một trong tám phương án cơ bản, là đúng đắn, phù hợp cả về lí luận và thực tiên.

+ Đảng xác định sự nghiệp công nghiệp hóa là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh của sự đổi mới là sức mạnh của nhân dân, việc tăng cường đổi mới chính là tăng cường sức dân, trong đó công nông là gốc. Công cuộc đổi mới chỉ giành thắng lợi khi việc tham gia vào công cuộc đổi mới đã trở thành hành động tự giác của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ai cũng lo xây dựng công cuộc đổi mới. Đó là tính chất nhân dân trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng trong việc tổ chức lực lượng toàn dân là xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu. Lực lượng chính trị quần chúng là lực lượng trong nhân dân được giác ngộ chính trị, đã hiểu rõ mục đích và đường lối của Đảng, tham gia đổi mới có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ tự nguyện tham gia các tổ chức hoặc hoạt động có kế hoạch.

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ