Vai trò Kinh tế Nhà nước

8.4K 3 0
                                    

Theo anh (chị) thành phần Kinh tế Nhà nước có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta hiện nay?

Trả lời:

- Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nước ta hiện nay: 

    Một là, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo con đường xã hội chủ nghĩa;

+ Kinh tế nhà nước đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạo điều kiện, mở đường cho các thành phần khác phát triển.

+ Kinh tế nhà nước được tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, liên doanh liên kết với tư nhân trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác; việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. 

    Hai là, kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.

    Ba là, vai trò chủ dạo của kinh tế nhà nước còn đước thể hiện ở vai trò hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ để các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những kĩnh vực vốn lớn, thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không đủ sức hoặc không muốn làm, như việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đường sá điện nước…Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển

    Bốn là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

=> Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Song việc quyết định xu hướng vận động đó không phải bằng ý muốn chủ quan, mà phải bằng sức mạnh của lực lượng vật chất. Do đó, điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là phải có một thực lực kinh tế đủ mạnh, với một cơ chế quản lý thích hợp, có khả năng phát huy sức mạnh cộng hưởng của các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ