mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị

12.6K 23 6
                                    

Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta hiện nay?

Trả lời:

    Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác của nhân dân.

- Đảng Cộng sản Việt Nam:Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là tổ chức công quyền thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

- Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta:

+ Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Thực chất đó là quan hệ mục đích nắm quyền (mục đích của Đảng) và hoạt động quản lý xã hội (của nhà nước). Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Nhà nước là công cụ quản lý đại diện cho công dân nhưng chịu sự chi phối của Đảng cầm quyền thông qua chủ trương, quyết sách, định hướng, hành động…

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước:

    Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật... Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng,

    Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước.

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Đảng:

    Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận với trách nhiệm thực hiện chương trình hành của Mặt trận Tổ quốc và tích cực tham gia công tác Mặt trận.

 Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ