công nghiệp hóa khép kín, hướng nội, thiên về công nghiệp nặng

7.5K 8 2
                                    

Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã đánh giá Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa khép kín, hướng nội, thiên về công nghiệp nặng? Theo anh (chị) mô hình này có phù hợp với Việt Nam hay không? Tại sao?

Trả lời:

     Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã đánh giá Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa khép kín, hướng nội, thiên về công nghiệp nặng. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ và cả hiện tại cũng vậy. Mô hình này không hợp lý là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

     Thứ nhất, nước ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa. Trước khi tiến hành công nghiệp hóa, nước ta đã có thời gian dài bị cô lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa,…không giao lưu với các nước bên ngoài nên không có điều kiện để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí còn thấp,… Nếu chúng ta tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình khép kín, hướng nội sẽ không thể cải thiện được tình hình nước ta lúc bấy giờ, không thể tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, sẽ kìm hãm và làm chậm quá trình công nghiệp hóa.

     Thứ hai, nếu xét về hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ thì công nghiệp hóa thiên về công nghiệp nặng là không phù hợp. Vì:

- Việt Nam là một nước nông nghiệp, có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, chính vì vậy nguồn lao động của Việt Nam chủ yếu là lao dộng làm nông nghiệp, không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về công nghiệp nặng. Điều này dẫn tới việc thiếu lao động nếu tập trung vào phát triển công nghiệp nặng.

- Nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều cơ sơ hạ tầng bị phá hủy, thiếu thốn về cơ sơ vật chất cũng như cơ sơ hạ tầng vững chắc để tập trung vào công nghiệp nặng.

- Chiến tranh đã khiến cho chúng ta hao tốn quá nhiều tiền bạc, vật chất, lương thực, thực phẩm vì vậy khi cuộc chiến tranh kết thúc nhân dân ta lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng. Chúng ta phải đáp ứng đủ những điều kiện cần thiết cho nhân dân có thể sinh tồn và phát triển trước khi muốn làm điều gì đó.

- Thời kỳ này, nước ta vẫn đang còn phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa như Liên Xô. Nếu đến một lúc nào đó Liên Xô không viện trợ nữa thì nước ta sẽ không đủ tiền bạc, vật chất khoa học kỹ thuật để phát triển công nghiệp nặng. Để phát triển công nghiệp năng chúng ta cân phải có nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật mà những điều kiện đó nước ta chưa thể đáp ứng được.

    Nếu xét trên điều kiện hiện nay, thì nước ta tập trung phát triển công nghiệp nặng là phù hợp. Vì sau nhiều năm đổi mới, nước ta cơ bản đã có những bước phát triển rõ rệt cả về kinh tế và xã hội. Nước ta đã có những điều kiện vật chất, cơ sơ hạ tầng đã đáp ứng được những yêu cầu của công nghiệp nặng.

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ