kinh tế tri thức? Đặc điểm?

6.7K 8 2
                                    

Anh (chị) hiểu thế nào là kinh tế tri thức? Đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Việt Nam cần làm gì để phát triển nền kinh tế tri thức?

Trả lời:

- Khái niệm Kinh tế tri thức:  có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, mà trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên.

- Đặc điểm của Kinh tế tri thức: 

+ Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số.

+ Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.

+ Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.

+ Trong kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

- Một số biện pháp cần làm để Việt Nam phát triển nền kinh tế tri thức:

+Thứ nhất, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri thức. Sự phát triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cần để hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Cần đầu tư hơn nữa cho khoa học, công nghệ; tạo ra chính sách phát triển khoa học, công nghệ.

+ Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho kinh tế tri thức. Nghiên cứu khoa học được coi là nền tảng của tăng trưởng kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hình thành kinh tế tri thức. 

+ Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng đến việc phát huy vai trò của khoa học, công nghệ, hướng đến kinh tế tri thức. Cần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, bản quyền...

+ Thứ tư, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với chiều sâu. Cần kết hợp hợp lý phát triển kinh tế theo hai mô hình này, một mặt khai thác những lợi thế sẵn có về lao động, tài nguyên; mặt khác phải “đi tắt, đón đầu”, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình “hiện đại”, “rút ngắn” để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ