xác định lực lượng CM trong Cương lĩnh tháng 2/1930 và Luận cươngtháng 10/1930.

4K 4 0
                                    

xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh tháng 2/1930 và Luận cươngtháng 10/1930. Chỉ ra sự khác nhau 

Trả lời:

Hai văn kiện này đều có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử, giúp cho cách mạng Việt Nam có bước đi đúng đắn trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Hai văn kiện Cương lĩnh tháng 2/1930 và Luận cương tháng 10/1930 có những điểm giống nhau như đều xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đều có mục tiêu là độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đều xác định lực lượng cách mạng chủ đạo là tầng lớp công nhân và nông dân. Tuy nhiên xét về nội dung lực lượng cách mạng ở hai văn kiện có sự khác nhau:

+ Cương lĩnh chính trị xác định: Đảng ta phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn địa chủ và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày ( công hội, hợp tác xã ) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức lien lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập hiến) thì phải đánh đổ.

+ Luận cương chính trị xác định: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.

     Như vậy, trong Cương lĩnh xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính, đồng thời phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản chưa ra mặt pản cách mạng còn bộ phận đã ra mặt phản cách mạng thì phải tiêu diệt. Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt thì Cương lĩnh còn phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc. Còn Luận cương chính trị chỉ xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng, chưa phát huy được sức mạnh của tư sản, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ.

- Sự khác biệt đó còn có thể được lý giải từ cái nhìn, tầm nhận thức của hai  tác giả Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú về đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam và Đông Dương lúc bấy giờ. Cụ thể:

+ Trần Phú do một thời gian dài sống và học tập ở Liên Xô nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi khuynh hướng “tả” của giai cấp vô sản đồng thời không hiểu rõ về đặc điểm xã hội Việt Nam nên không nhận thức được mâu thuẫn gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc chứ không phải mâu thuẫn giai cấp. Vì vậy Trần Phú đã áp dụng một cách dập khuân, máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam dẫn đến trong luận cương tháng 10/1930 đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc nên không đề ra một chiến lược đoàn kết dân tộc rộng rãi, không thu hút được đông đảo tầng lớp giai cấp khác cùng chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Ngược lại, Nguyễn Ái Quốc hơn ai hết hiểu rất rõ về tình hình, đặc điểm cách mạng Việt Nam, nhận thức rõ mâu thuẫn gay gắt nhất lúc này là mâu thuẫn dân tộc. Do vậy tại Cương lĩnh tháng 2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp và xác định nhiệm vụ cách mạng hàng đầu Việt Nam là chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Từ đó đề ra chiến lược đại đoàn kết dân tộc rộng rãi để có thể đoàn kết tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tham gia chống đế quốc.

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ