III10. Nói với con - Y Phương

1K 14 1
                                    

I. NHỚ

1. Chép thơ:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con."

2. Tác giả
3. Tác phẩm

4. Giải nghĩa từ:

a, "người đồng mình" : người vùng mình, người miền mình. Những người sống cùng một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.

b, "lờ": một dụng cụ để đánh bắt cá, được đan bằng những nan tre vót nhọn.

c, "ken": làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở. Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng chắc, sao cho khít nhau thành vách nhà. Ken (động từ) đồng nghĩa với đan, cài, kết.

d, "thung": vùng đất trũng, kéo dài, nằm giữa hai sườn đồi, núi.

e, "lên thác xuống ghềnh" (thành ngữ): cuộc sống vất vả, gian truân.

5. Kể tên tác phẩm cùng chủ đề gia đình:
"Bếp lửa" - Bằng Việt
"Con cò" - Chế Lan Viên
"Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng

II. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1. Phân tích khổ 1 bài thơ "Nói với con" có sử dụng thành phần tình thái, khởi ngữ, phép thế.

a, Phân tích đề:
ND: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
HT: Thành phần tình thái, khởi ngữ, phép thế.

b, Bài làm:

Trong bài thơ "Nói với con", Y Phương đã gửi thay lời nhắn nhủ của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Trước hết, người cha khẳng định, con lớn lên được là nhờ có tình yêu cha mẹ. Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành. Bài thơ mở ra khung cảnh gia đình đầy ắp tiếng nói cười: "Chân phải bước tới cha / Chân trái bước tới mẹ / Một bước chạm tiếng nói / Hai bước chạm tiếng cười". Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng với những từ láy tạo âm điệu tươi vui quấn quít và hình ảnh thơ cụ thể khiến ta hình dung ra một em bé ngây thơ, lững chững tập đi, bi bô tập nói, trong tầm tay nâng đón yêu thương của cha mẹ. Hình ảnh thơ như muốn nói: Tình cảm gia đình ruột thịt chính là tổ ấm hạnh phúc để con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tâm hồn. Không chỉ có thế, người cha còn nói cho con biết, con lớn lên trong cuộc sống lao động, tình yêu thương, sự đùm bọc của xóm làng quê hương: "Người đồng mình yêu lắm con ơi / Đan lờ cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát". Những động từ "đan", "cài", "ken" đã nói lên cuộc sống lao động cần cù của "người đồng mình". Vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ, "hát", "cài hoa" vào cuộc sống lao động của mình. Chính những vẻ đẹp cao quý của "người đồng mình" ấy đã đem đến cho con tình thương, tình đoàn kết đùm bọc xóm giềng, những điều tốt đẹp, nuôi dưỡng ấp ủ trong lòng con. Cuộc sống lao động ấy được đặt trong khung cảnh quê hương giàu tình nghĩa, đem cho con niềm vui hạnh phúc: "Rừng cho hoa / Con đường cho những tấm lòng". "Rừng" và "con đường" là hình ảnh quê hương quen thuộc đã được tác giả nhân hóa cùng điệp từ "cho" khiến ta cảm nhận được không chỉ núi rừng quê hương mà còn cả "những tấm lòng" của "người đồng mình" đã luôn che chở nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống. Nói với con tất cả những điều ấy, người cha muốn con khắc cốt ghi xương công ơn trời biển của cha mẹ và nhắc con không được quên đi cuội nguồn sinh dưỡng của mình. Tấm lòng yêu con của người cha ấy thật cảm động, đáng trân trọng biết bao! Đằng sau những câu thơ là tấm lòng người cha tha thiết mong mỏi dạy dỗ con những điều tốt đẹp, mong con hướng đến lối sống thủy chung, không bao giờ quên cội nguồn sinh dưỡng.

Ghi chú:

Khởi ngữ:
Phép thế:
Thành phần tình thái:

Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ