III5. Ánh trăng - Nguyễn Duy

1.3K 14 0
                                    

I.NHỚ

1.Chép thơ

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."

2.Tác giả
3.Tác phẩm

II.HIỂU

1.Giải nghĩa từ:

a, Từ “tri kỉ” trong “vầng trăng thành tri kỉ”: “tri” là biết, “kỉ” là mình, “tri kỉ” nghĩa là người bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.

b, Từ “buyn-đinh”: phiên âm tiếng anh, từ chỉ tòa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại.

c, Từ “mặt” trong “ngửa mặt lên nhìn mặt”: từ “mặt” là một từ đa nghĩa, “mặt” trong “ngửa mặt” là bộ phận trên cơ thể con người, ý chỉ mặt nhân vật trữ tình. Còn “mặt” trong “nhìn mặt” chỉ vầng trăng, người bạn quá khứ bị nhân vật trữ tình lãng quên.

2.Từ “mặt” nào trong “ngửa mặt lên nhìn mặt” chuyển nghĩa, từ nào không? Chuyển theo phương thức nào?

Từ “mặt” trong “ngửa mặt” không chuyển nghĩa. Từ “mặt” trong “nhìn mặt” chuyển theo phương thức ẩn dụ.
3.Ý nghĩa nhan đề

Nhà thơ Nguyễn Du đặt tên cho bài thơ của mình là “Ánh trăng”. Bởi trăng vốn là hình ảnh thiên nhiên đựng chứa thứ ánh sáng tươi mát có khả năng len lỏi vào những nơi tối tăm nhất để chiếu sáng vạn vật. Trong bài thơ, trăng là hình ảnh tượng trưng cho người bạn tri kỉ ân nghĩa của nhân vật trữ tình. Đặt tên “Ánh trăng” phải chăng Nguyễn Duy muốn nhắn nhủ chúng ta: có một thứ ánh sáng có khả năng len lỏi tới nơi khuất lấp nhất trong tâm hồn con người, nhắc người đừng quên quá khứ, sống ân nghĩa thủy chung? Tên bài thơ đã làm rõ chủ đề tác phẩm.

4. Ý nghĩa “vầng trăng” trong bài thơ

Từ vầng trăng hiện tại, nhân vật trữ tình nhớ về vầng trăng quá khứ gắn với tuổi thơ đẹp đẽ và những năm tháng chiến tranh để rồi từ đó suy ngẫm về vầng trăng hiện tại. Cuối cùng tự nhắn nhủ mình về lối sống ân nghĩa thủy chung.

6.Tìm hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ Văn 9

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

III.XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1.Phân tích hai khổ đầu để thấy được mối quan hệ của con người với vầng trăng trong quá khứ.

Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ