VI1. Làng - Kim Lân

1.2K 16 0
                                    

I. NHỚ

1. Tác giả:

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 mất năm 2007. Quê ông ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Tuổi nhỏ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông chỉ học hết tiểu học. Năm 1941, ông bắt đầu viết truyện ngắn, sau cách mạng Tháng Tám ngoài viết văn ông ông còn viết báo và thường viết về làng quê Việt Nam. Ông có một số tác phẩm tiêu biểu như: "Vợ nhặt", "Nên vợ nên chồng", "Làng",... Từng được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

"Làng" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân. "Làng" được đăng lần đầu trong tạp chí văn nghệ năm 1948, đầu thời kì kháng chiến chống Pháp. Chuyện kể về ông Hai Thu với tình yêu làng Chợ Dầu trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Khi cuộc chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, ông Hai cùng vợ con lên tản cư ở Bác Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu. Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng của mình rằng làng ông nhà cửa san sát, đường xá sạch sẽ, có phòng thông tin, chòi phát thanh, và phong trào kháng chiến sôi nổi của làng một cách say mê, háo hức lạ thường. Ngày nào ông cũng đến phòng thông tin nghe ngóng tin tức kháng chiến. Rồi một hôm ông nghe được từ miệng người đàn bà dưới xuôi lên nói rằng làng ông theo giặc. Ông đau đớn, hổ thẹn, cúi gằm mặt đi thẳng về nhà, không dám nhìn ai. Suốt mấy ngày ông tự nhốt mình ở nhà, không dám đi đâu chỉ nơm nớp lo sợ bị mụ chủ đuổi đi. Ông chớm có ý định về làng nhưng lại tự mình phản đối ngay vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Buồn khổ, ông tâm sự với đứa con út cho khuây khỏa nỗi lòng. Thế rồi, ông chủ tịch dưới xã lên cải chính cải tin làng ông theo giặc. Ông sung sướng đi khoe khắp nơi rằng làng ông bị Tây đốt, nhà ông bị Tây đốt. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng của mình. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý chân thực, ngôn ngữ chân thực, tình huống truyện éo le thử thách đã giúp nhà văn khắc họa và khẳng định tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân đầu thời kì kháng chiến chống Pháp.

II. NHỚ

1. Chủ đề tác phẩm:

Truyện ngắn "Làng" viết về tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân, một tình cảm bao trùm trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Tình huống truyện:

Truyện "Làng" được xây dựng dựa trên tình huống gay cấn, đầy thử thách: ông Hai vốn rất yêu làng và luôn tự hào hãnh diện về làng, vậy mà đột nhiên nhận tin làng mình theo giặc. Đặt nhân vật vào tình huống ấy đã giúp nhà văn thể hiện rõ tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến cao của nhân vật ông Hai: tình yêu nước đã bao trùm và chi phối mọi tình cảm khác trong ông cũng như mọi người dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình huống truyện đã bộc lộ rõ hơn chủ đề tác phẩm.

2. Ngôi kể

Truyện được kể theo ngôi thứ ba, đảm bảo tính khách quan, chân thực.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật trong truyện "Làng" được khắc họa thông qua miêu tả tâm lý nhân vật và nét đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật.

5. Ý nghĩa nhan đề

Nhà văn Kim Lân đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải "Làng Dầu" hay một cái tên nào khác, bởi cái tên làng Dầu chỉ một địa danh cụ thể và cũng chỉ gợi người đọc đến tình yêu của ông Hai đến riêng làng Chợ Dầu. Tên "Làng" có ý nghĩa khái quát hơn nhiều, bởi nó khiến ta nghĩ đến nhiều làng quê, trong làng quê ấy cũng có nhiều người có trái tim yêu nước như ông Hai. Như vậy, từ một làng quê nhà văn muốn nói tới nhiều làng quê, từ một người nông dân nhà văn muốn nói tới nhiều người nông dân như ông Hai. Nhan đề đã bộc lộ rõ hơn chủ đề tác phẩm.

III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1. Phân tích tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng Dầu theo giặc

Bài làm:

Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng Dầu theo giặc đã được nhà văn Kim Lân khắc họa rõ nét qua đoạn trích "Làng". Vốn là một người nông dân thuần phác, ông Hai có niềm hãnh diện tự hào rất lớn về làng Dầu của mình. Bởi thế đi đâu ông cũng khoe về làng với khí thế đầy hãnh diện, khoe mãi mà chẳng biết chán. Ông khoe làng ông "nhà cửa san sát, đường làng ngõ xóm lát gách men đỏ, trời mưa đi chẳng bị bẩn đến gót chân". Ông còn khoe làng ông có cái chòi thông tin rộng nhất vùng và những buổi tập quân sự đầy khí thế. Những lúc ấy, ông vui náo nức lạ thường, "hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển hoạt động". Điều đó chứng tỏ ông yêu làng biết nhường nào! Với ông làng đã trở thành một phần máu thịt không thể thiếu, nên khi buộc xa làng theo lời kêu gọi tản cư của cụ Hồ, ông thấy mình nhớ làng da diết. Nỗi nhớ làng khiến ông thay đổi tâm tình, lúc nào cũng bực bội "hơi một tí là gắt, hơi một tí là chửi". Ở nơi tản cư, ông còn đặc biệt quan tâm đến tin tức kháng chiến, ngày nào cũng ra dù ông chẳng đọc được. Mỗi khi nghe tin quân ta thắng trận là "ruột gan ông cứ múa cả lên". Tình yêu làng, yêu nước được phản ánh rất chân thực qua từng hành động, cử chỉ nét mặt của ông Hai. Ông yêu làng, yêu nước đúng chất một người nông dân và tình yêu ấy của ông Hai cũng là tình cảm của nhiều người nông dân khác trên đất nước Việt Nam đầu thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Tâm trạng ông Hai

Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ