I5. Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

615 6 0
                                    

I. NHỚ

1. Tác phẩm

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm - một tác giả Trung Quốc - được trích trong "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách". Văn bản nhật dụng này được khai triển bằng ba luận cứ: sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách; những khó khăn, nguy hại dễ gặp khi đọc sách.

II. HIỂU

1. Trong "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm có viết: "Chiếm lĩnh học vấn như đánh trận, cần phải đánh vào những thành trì kiên cố, đánh vào quâm địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp vị trí kiên cố, chỉ đánh bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng". Phân tích biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.

Bài làm:

Trong "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm có viết một đoạn vô cùng đặc sắc và có ý nghĩa: "Chiếm lĩnh học vấn như đánh trận, cần phải đánh vào những thành trì kiên cố, đánh vào quâm địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp vị trí kiên cố, chỉ đánh bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng". So sánh việc "chiếm lĩnh học vấn" như "đánh trận", tác giả đã nêu bật được tầm quan trọng của việc đọc sách. Lối nói rất thú vị mà không gây nhàm chán. Hình ảnh ẩn dụ "đánh vào những thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đánh bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng" khiến ta đọc mà nghiền ngẫm: A, sách nhiều hóa lại làm ta khó đọc, dễ chọn lựa phải những cuốn sách vô bổ, không thực sự có ích. Đọc sách nên đọc những cuốn đã được chứng thực giá trị, đọc ít mà chất lượng còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Khi chọn sách cần xác định nội dung sách muốn tìm đọc, khi đọc cần nắm ý cơ bản, mục then chốt. Như vậy, chỉ một đoạn văn ngắn, Chu Quang Tiềm đã đem đến cho người đọc những hiểu biết hữu ích về việc đọc sách hiệu quả, đúng cách.

Lời bên lề: Bản thân tôi thấy người ra đề có thể lấy bất kì đoạn nào trong văn bản này vì câu văn tác giả Chu rất hay, đẹp, giàu hình ảnh và nhiều nghệ thuật. Thế nên, quan trọng là bạn biết phân tích biện pháp tu từ, dấu hiệu nghệ thuật thôi chứ không thể giới hạn. Trên đây chỉ là đoạn ví dụ.

III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1. Viết một đoạn tổng phân hợp trình bày suy nghĩ về việc đọc sách.

Bài làm:

Đọc sách tuy không phải con đường duy nhất tìm đến tri thức nhưng nó vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Đọc sách như đi dưới ánh sáng ngọn đèn người đi trước để lại trong đêm tối, để người sau rõ lối và tiếp đường. Đọc sách là hành động tiếp thu tích lũy tri thức bắt đầu từ dòng chữ đi vào từ đôi mắt, nở rộ trong trí óc và làm mới mẻ tâm hồn. Sách đúng là món nợ của nhân loại tương lai với thành quả quá khứ. Nhưng đối với mỗi người nó lại là thực phẩm tinh thần kì diệu. Chúng ta sinh ra luôn học hỏi để sống, học hỏi để sống tốt và nhất thiết nên sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đọc sách chính là một trong những cách tìm thấy con đường sống có ý nghĩa. Từ bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống cho đến những kinh nghiệm làm ra vật chất, của cải, không phải hầu hết đều nhờ có sách hay sao? Nhưng nay, trên thực tế dưới giá sách hàng trăm tiệm sách lớn nhỏ, ngăn nào cũng vài ba cuốn sách của tác giả non tay, phương tiện nghe nhìn hiện đại, mua sách, chọn sách đã không ít người sai lầm. Vậy, đọc sách thế nào mới hiệu quả? Trước hết cần xác định sách cần mua, nội dung cần đọc, biết những thứ mình muốn tìm cũng như phù hợp về lứa tuổi, nghề nghiệp. Nên tìm những sách đã được khẳng định giá trị qua thời gian, đọc sách mới ra cần nghiền ngẫm suy xét kĩ để đánh giá. Đọc sách cốt không lấy nhiều, lấy mã, mà lấy chất lượng, lấy kiến thức, tinh túy của sách làm đầu. Đọc phải nghiền ngẫm, thấm nhuần từng chữ, thấu sâu hiểu rộng

Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ