I2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G.Macket

1.2K 17 0
                                    

I. NHỚ

1. Tác phẩm

II. HIỂU

1. Phân tích biện pháp tu từ trong câu văn: "Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lý thuyết có thể tiêu dịêt tất cả các hành tinh xoay quanh hệ mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời."

Bài làm:

Trong "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", G.Macket có viết một câu văn ý nghĩa rất sâu sắc: "Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lý thuyết có thể tiêu dịêt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời công thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thré cân bằng của hệ mặt trời". G.Macket đã rất tinh tế sắc sảo sử dụng một điển tích lấy từ thần thoại Hi Lạp, "thanh gươm Đa-mô-clét" để diễn tả nguy cơ ghê gớm của chiến tranh hạt nhân, vũ khí hạt nhân khiến ta như thấy được mối nguy lớn, tiềm ẩn ấy nguy hiểm biết chừng nào. Chúng không chỉ nhăm nhe đe dọa trựa tiếp đến mạng sống con người mà còn cả sự cần bằng của vũ trụ. Một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó cả khả năng hủy diệt tất cả, nó vượt khỏi phạm vi Trái Đất, "tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh hệ mặt trời và bốn hành tinh khác". Chỉ trong một câu văn mà G.Macket đã diễn ta hết sự đáng sợ và nguy cơ khủng khiếp mà chiến tranh hạt nhân đem đến giúp người đọc bừng tỉnh khỏi sự bàng quan.

II. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1. Từ "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", em hãy nêu suy nghĩ về đấu tranh và hậu quả ghê gớm mà nó gây ra. Trong đoạn viết có sử dụng câu phủ định và phép nối.

Bài làm:

Đọc xong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, chúng ta không khỏi bàng hoàng trước tác hại và hậu quả ghê gớm mà chiến tranh gâu ra. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của sự mâu thuẫn không thể hoa giải, là sự tham gia có vũ khí và vũ lực từ hai bên. Lịch sự thế giới đã in đậm hình ảnh bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến nào cũng tàn khốc và mất mát nó gây ra thì không gì có thể bù đắp nổi. Điển hình là những cuộc chiến phi nghĩa nhằm xâm lược, xâm phạm, tranh giành quyền lực như thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai – những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử - với sự tham gia của nhiều nước như: Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Liên Xô,… Hay cuộc chiến Trung – Nhật, sự kiện Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật,… Nhiêu đó thôi, thương vong đã ước tính hơn sáu mươi triệu người… Nhiêu đó thôi, đem tất cả công trình kiến trúc, chất xám loài người trở về dạng cát bụi, vật chất, của cải tổn thất nhiều không kể siết. Hay cả những cuộc chiến chính nghĩa nhằm bảo vệ chủ quyền như Việt Nam ta trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc, phải gồng mình chống Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh. Một nghìn năm ấy là một nghìn năm lầm tham, loạn lạc, li tán, tang thương và chết chóc. Chiến tranh làm một dân tộc, một đất nước phải quỵ mòn, xác chất thành núi, máu chảy thành sông, khủng khiếp không lời nào diễn tả nổi. Tại sao chiến tranh tàn khốc, đau thương đến thế nhưng nó vẫn diễn ra từng ngày từng giờ, từ quá khứ tiếp diễn điến hiện tại, triền miên nối tiếp? Phải chăng con người thích giết chóc? Đó chắc chắn là không! Chiến tranh là do kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham riêng mình, vì sự ích kỉ cá nhân mà gây chiến nhằm khẳng định sức mạnh, thu lợi từ các vùng quốc gia,… Đó cũng chính là mầm mống chiến tranh. Chiến tranh làm mẹ già phải chan cơm nước mắt bên mâm những bát hương thắp cho những đứa con tử sĩ. Chiến tranh làm những đứa trẻ chưa chào đời mất cha, thiếu phụ chết mòn trong đau khổ chờ chồng. Chiến tranh cướp đi tuổi thơ đẹp, mái nhà ấm rồi trả lại con người ta nhiều bệnh tật cả về tinh thần lẫn thể xác. Chiến tranh làm đất nước chậm phát triển, đi lùi với sự tốt đẹp và hạnh phúc – những thứ con người luôn trưng cầu, vươn tới. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy chung tay tạo dựng một cộng đồng tuyên truyền chống chiến tranh, đóng góp xây dựng một cuộc sống hòa bình, ổn định văn minh. Là một cá nhân của thế hệ trẻ đất nước, chúng ta hãy cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và phản đối chiến tranh dưới bất kì hình thức nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng xuống là kết thúc. Thế nên, hòa bình hôm nay hãy trân trọng, giữ gìn.

Ghi chú

Phép nối: Các từ in đậm
Câu phủ định: Câu gạch chân

2. Trình bày suy nghĩ của em về cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em.

Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ