I. NHỚ
1. Chép thơ
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng trẻ bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tát mưa sa đứng thẳng hàng.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.2. Tác giả
3. Tác phẩmII. HIỂU
1. Mạch cảm xúc
Đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Từ trạng thái xúc động lần đầu khi đứng trước lăng. Cảm xúc tác giả chuyển sang ngưỡng mộ thành kính khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác. Tác giả đau đớn xót xa đứng trước di hài Bác. Cuối cùng là tâm trạng lưu luyến bịn rịn không muốn xa rời Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Ghi chú: Xúc động nghẹn ngào (khổ 1) -> Thành kính ngưỡng mộ (khổ 2) -> Đau đớn xót xa (khổ 3) -> Bịn rịn lưu luyến (khổ 4)
2. Cảm xúc bao trùm bài thơ
Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn tự hào pha lẫn đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
3. Giọng thơ
Trang nghiêm thành kính sâu lắng suy tư.
III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP
1.
a, Tìm thành phần biệt lập trong khổ 1
b, Hình ảnh "hàng tre" là hình ảnh ẩn dụ, nêu ý nghĩa
c, Chỉ ra, phân tích từ láy trong đoạn
d, Cảm nhận khổ 1Bài làm
a, Không có thành phần biệt lập nào trong khổ một bài thơ "Viếng lăng Bác".
b, Trong đoạn thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương đã đặc biệt chọn lọc từ láy rất tinh tế như "bát ngát", "xanh xanh". Những từ láy ấy đã làm nổi bật hàng tre trước lăng Bác, một loài cây rất quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Từ láy "bát ngát", "xanh xanh" đã khiến cho hàng tre trước lăng như bật lên màu xanh tươi mát, gợi lên những đặc điểm đặc trưng của loài cây có sức sống bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt. Hơn nữa, hàng tre "bát ngát", "xanh xanh" còn được nổi bật như phẩm chất của chính nó, ngay thẳng, bao đùm lẫn nhau, kiên cường bất khuất, như ẩn dụ cho con người Việt, dân tộc Việt, bên Bác canh giấc bình yên cho Bác. Tất cả những từ láy ấy đã diễn tả phong phú không gian trước lăng, cũng như làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của hàng tre.
c, Hình ảnh "hàng tre" trước lăng trong đoạn đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Trước hết,"hàng tre" xanh bát ngát đứng thẳng hàng trước lăng Bác là một hình ảnh thực với màu xanh dịu mát bao quanh lăng, mang tông mang tông màu chan hòa, giản dị nền nã. Bên cạnh đó, "hàng tre" còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, dẻo dai mãnh liệt cùng ý chí kiên cường, bất khuất. Dù cho "bão tát", "mưa sa" thì "hàng tre" ấy, con người ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, hiên ngang. Chỉ một hình ảnh ẩn dụ "hàng tre" mà ta như đã hiểu ra niềm xúc động của Viễn Phương lần đầu đứng trước lăng, đứng trước "hàng tre" đầy khí thế của dân tộc.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tài liệu ôn thi văn 9 - Tạm dừng
RandomThể loại: Tài liệu. Tài liệu ôn thi văn lớp 9 của mị. Đăng lên với mục đích chia sẻ phi lợi nhuận. Trong đây nguyên bản là văn thầy cô, sau đó qua tay mị đã thêm vài nét cá nhân. Hi vọng giúp ích. Đã thi xong và lười rầu ●△●