Câu 3: Nhận thức cảm tính là gì? So sánh cảm giác và tri giác? Ứng dụng các quy luật của cảm giác và tri giác vào cuộc sống?
· Nhận thức cảm tính:
- Là hoạt động nhận thức phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động đến các giác quan.
- Nhận thức cảm tính có 2 mức độ phản ánh khác nhau:
+ Mức độ thấp là cảm giác
+ Mức độ cao là tri giác
· So sánh cảm giác và tri giác:
* Giống nhau:
- Đều là hoạt động nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
- Có cả ở con người và động vật.
*Khác nhau:
· Ứng dụng các quy luật của cảm giác và tri giác vào cuộc sống:
*Các quy luật của cảm giác:
1) Quy luật ngưỡng và tính nhạy cảm của cảm giác:
- Ngưỡng cảm giác: muốn có cảm giác phải có sự kích thích vào các giác quan, kích thich quá yếu không gây nên cảm giác, kích thích qá mạnh gây mất cảm giác. ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.
Đèn quá mạnh – mắt bị lóa.
Đập mạnh bên tai – Đinh tai ( đau)
- Ngưỡng sai biệt: là mức chênh lệch tối thiểu đủ để ta phân biệt được 2 kích thích.
Đối với 2 anh em sinh đôi, người ngoài gia đình rất khó phân biệt vì sự khác nhau giữa họ là quá ít.
- Tính nhạy cảm cảm giác: Đối với người làm nghệ thuật lâu năm sẽ cảm nhận nhanh phản ứng của công chúng khi họ biểu diễn.
- Tính nhạy cảm sai biệt: Ở những người chơi nhạc thì độ nhạy cảm với sự sai biệt âm độ được nâng cao rõ rệt.
2) Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: Từ bóng tối bước ra ngoài ánh sáng thì phải nheo mắt lại.
3) Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: Khi dập nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt tăng lên.
*Các quy luật của tri giác:
1) Quy luât về tính đối tượng của tri giác: Người bộ đội có thể nhận ra chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe hay tiếng động cơ.
2) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Biển quảng cáo nổi bật , bắt mắt đặt ở vị trí đúng tầm nhìn của con người.
3) Quy luât tính ý nghĩa của tri giác: Tài liệu trực quan sử dụng trong truyền thông sẽ làm con người hiểu rõ hơn nếu có kèm theo lời chỉ dẫn.
4) Quy luật về tính ổn định của tri giác: Dưới ánh đèn màu xanh, áo màu trắng trở thành màu xanh nhưng ta vẫn tri giác cái áo là màu trắng.